Hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách pháttriển công nghiệp hỗ

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 91 - 97)

ngành điện tử

4.4.1.1. Xây dựng thể chế phát triển CNHT

Thể chế kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành CNHT theo hướng bền vững, vì vậy xây dựng thể chế kinh tế là yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài đối với quá trình này. Để thúc đẩy sự phát triển của các ngành CNHT nói chúng và sự phát triển CNHT ngành điện tử nói riêng, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần tập trung mọi nỗ lực để xây dựng và hoàn thiện thể chế.

 Khung pháp lý

Để phát triển CNHT nói chung, CNHT ngành điện tử nói riêng, Việt Nam cần có một hệ thống luật pháp, chính sách cụ thể, phù hợp để tạo hành lang pháp lý cho nó. Hiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa có sự thống nhất về cách hiểu thế nào là CNHT, trong khi các văn bản pháp luật vẫn chưa có sự quy định thống nhất quan niệm. Do vậy, khi mỗi người có những cách hiểu khác nhau về CNHT thì đương nhiên cách làm sẽ khác nhau, do đó dẫn đến hiệu quả hoạt động cũng sẽ khác nhau. Đó là lý do buộc Nhà nước phải đưa ra được một định nghĩa mang tính pháp lý về CNHT nói chung, CNHT ngành điện tử nói riêng để làm cơ sở cho hoạch định chính sách, thúc đẩy CNHT phát triển đúng hướng.

Tại Việt Nam, hiện nay Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ là văn bản mới nhất được coi là lời tuyên bố chính thức của Chính phủ về phát triển CNHT, nhưng so với các văn bản pháp luật hiện hành dường như vẫn chưa có điểm gì mới và vượt trội:

80

(ii) Tính pháp lý không cao (do vẫn chịu ràng buộc của các văn bản pháp luật khác cao hơn như Luật doanh nghiệp…);

(iii) Đây chưa phải là một chính sách đủ mạnh để thúc đẩy CNHT phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần ban hành Nghị định về ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó quy định cụ thể mức độ ưu tiên cho từng ngành; Tháng 10/2014, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 8/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các mục tiêu, định hướng phát triển và các chính sách cần được rà soát, bổ sung và đi vào hoạt động cụ thể, song song với đó Bộ Công Thương xem xét xây dựng Quy hoạch mới về phát triển CNHT tầm nhìn xa hơn. Mỗi ngành công nghiệp đều phát triển theo chuỗi giá trị riêng biệt, song đều có một điểm chung là được hình thành từ sự liên kết giữa 2 khu vực: khu vực thượng nguồn và khu vực hạ nguồn. Trong đó, khu vực thượng nguồn thường được gọi là CNHT, làm nền tảng cơ sở để phát triển khu vực hạ tầng. Ngược lại, khu vực hạ nguồn là ngành công nghiệp chính, chỉ có thể phát triển khi khu vực thượng nguồn phát triển, và khi khu vực hạ nguồn đã phát triển sẽ tạo “động lực” thúc đẩy phát triển khu vực thượng nguồn. Kinh nghiệm các nước đi trước cho thấy, ví dụ như CNHT ngành điện tử gồm rất nhiều sản phẩm từ nhiều ngành khác nhau, đồng thời các ngành có cung ứng cho nhiều ngành hạ nguồn khác nhau. Cho nên, CNHT ngành điện tử chỉ có thể phát triển được khi các ngành cung ứng khác phát triển để có thể có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành cùng một lúc. Việc xác định các ngành CNHT và lựa chọn các ngành CNHT ưu tiên sẽ cho phép chúng ta tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm trọng điểm, nhờ đó mới tạo nên sự phát triển CNHT một cách hiệu quả. Do đó, cần có sự liên kết ngành chặt chẽ giữa thượng nguồn và hạ nguồn để góp phần tăng sức mạnh công nghiệp tổng thể ở Việt Nam.

81  Các chủ thể tham gia:

- Thành lập cơ quan quản lý nhà nước về CNHT

Bảng 4.1: Các cơ quan đầu mối phát triển CNHT ở các nước trên thế giới Nước Cơ quan đầu mối

Nhật Bản Phòng phát triển công nghiệp, trực thuộc JICA (JICA’s industrial development Department)

Thái Lan Cơ quan phát triển liên kết Công nghiệp – BUILD (Board of Investment’Unit for Industrial Linkage Development)

Malaysia Cơ quan phát triển Malaysia – MIDA (Malaysia Industry Development Authority)

Trung Quốc Cục nguyên liệu và bán thành phẩm, trực thuộc Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin (Raw and Semi-finished material industries, Ministry of Industry and Information Technology)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Sự phát triển CNHT ở Việt Nam thời gian qua chưa có hiệu quả một phần là do chưa có một cơ quan quản lý nhà nước làm đầu mối, chịu trách nhiệm về vấn đề này.

Trên cơ sở đó, đề tài kiến nghị thành lập cơ quan quản lý nhà nước, có thểlà một đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương thực hiện là cầu nối giữa các doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp linh phụ kiện nội địa.

- Doanh nghiệp CNHT:

Xác định khái niệm doanh nghiệp CNHT nói chung, CNHT ngành điện tử nói riêng. Doanh nghiệp CNHT là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sản phẩm chủ yếu thuộc lĩnh vực CNHT cung cấp cho các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước.

- Hiệp hội doanh nghiệp CNHT:

Năm 2013, Việt Nam đã thành lập Hiệp hội doanh nghiệp ngành CNHT thành phố Hà Nội là tổ chức xã hội của các doanh nghiệp, tự nguyện của các doanh nghiệp CNHT với vai trò: (i) là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp về chính

82

sách phát triển CNHT, (ii) là đầu mối gắn kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp chính với các doanh nghiệp CNHT, (iii) tạo sân chơi và diễn đàn trao đổi hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, liên kết chuỗi cung ứng các sản phẩm giữa các Hội viên và các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, hiệp hội quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài có cùng mục tiêu, có nhu cầu hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp ngành CNHT được thể hiện cụ thể như sau:

Hình 4.1: Hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp CNHT

4.4.1.2. Về chính sách đất đai

Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Các doanh nghiệp này được thuê đất với mức giá ưu đãi, lâu dài và ổn định theo luật định. Để các chủ doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư hình thành các DN chủ chốt thuộc lĩnh vực sản xuất hàng điện tử gia dụng, sản xuất linh phụ kiện và điện tử chuyên dụng... theo hình thức thành lập mới, sau khi đi vào hoạt động có hiệu quả thì sẽ triển khai cổ phần hóa. Bên cạnh đó, về hạ tầng Nhà nước cần hỗ trợ các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng thông qua miễn tiền thuê đất có thời hạn; hoặc khuyến khích các DN vào khu kinh tế để hưởng các ưu đãi; Nghiên cứu cơ chế tạo quỹ đất giao cho các dự án làm CNHT theo nhu cầu và chỉ thu tiền thuê đất khi DN có lãi; Áp dụng chính sách ưu đãi đối với tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với CNHT tương tự tại Khoản 1, Khoản 3 của

Chính phủ Chính sách phát triẻn CNHT Hiệp hội DN CNHT Hiệp hội DN CNHT nước ngoài Các hiệp hội và ngành hàng DN chính Hợp tác sản xuất Hỗ trợ công nghệ Nguồn: Tác giả tổng hợp DN CNHT

Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và công nghệ

83

Điều 19, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Ðối với vị trí đất chưa có hạ tầng thì nên tính với giá thuê ưu đãi như áp dụng chính sách cho thuê đất, ví dụ: (i) Điển hình như hiện đang được thực thi tại Khu công nghệ cao quận 9, TP.HCM với giá cho thuê từ 12.300-18.500 đồng/m2/năm; còn đối với đất đã có hạ tầng thì từ 17.200-26.000 đồng/m2/năm; giá thuê nhà xưởng khoảng 4-5USD/m2/năm, tùy thuộc vào vị trí; (ii) Tại Khu CNHT và Đô thị dịch vụ Nam Hà Nội (Hanssip) về vấn đề cơ chế cho nhà đầu tư, ông Nguyễn Hoàng (Chủ tịch Hansiba) đã khẳng định: “Các doanh nghiệp vào thuê đất sản xuất tại Hanssip sẽ được hỗ trợ về nhiều mặt như: thủ tục nhanh gọn, định hướng đầu tư sản phẩm, ưu đãi về thuế, hỗ trợ đào tạo lao động và đặc biệt sẽ được ưu tiên cho vay vốn trung dài hạn, ngắn hạn để đầu tư, sản xuất - kinh doanh...”.

4.4.1.3. Về chính sách thuế

Xây dựng chính sách thuế và thuế quan hợp lý là những công cụ chính sách chuẩn để thúc đẩy CNHT. Giải pháp này được sử dụng rộng rãi tại các nước Đông Á nhằm mục đích khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều nhà sản xuất điện - điện tử tại Nhật Bản cho rằng thuế nhập khẩu linh kiện cần nhanh chóng giảm tới mức 0% hay ít nhất cũng phải dưới 5% mức thuế CEPT dành cho các thành phẩm có nguồn gốc ASEAN. Điều này là cần thiết nhằm tránh tình trạng cấu trúc thuế nhập khẩu ngược mà theo đó thuế nhập khẩu đánh vào linh kiện còn cao hơn vào thành phẩm.

- Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: lĩnh vực CNHT đặc biệt là CNHT ngành điện tử cần được ưu tiên tương tự như lĩnh vực “đặc biệt khuyến khích đầu tư”, để khi nhập khẩu hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu.

- Đối với thuế giá trị gia tăng (VAT): các sản phẩm, linh kiện được các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hạ nguồn chấp thuận và đặt hàng; các dự án sản xuất sản phẩm CNHT cho phát triển công nghệ cao, Chính phủ hỗ trợ thuế VAT thấp từ 5 -7% (mức thuế quy định là 10%) và có cơ chế miễn, giãn thuế VAT khi gặp điều kiện kinh tế khó khăn, nhằm kích cầu đầu tư và sử dụng sản phẩm CNHT trong nước đối với một số sản phẩm CNHT.

84

- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Bổ sung ưu đãi vào các khu CNHT và Khu công nghiệp (KCN) chuyên sâu, cho phép các DN sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục CNHT (trong đó có các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp điện tử) nằm trong KCN tiếp tục được hưởng các ưu đãi như các DN trong khu kinh tế đang được hưởng (cao hơn mức của KCN theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN năm 2013. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp FDI được hưởng thuế suất thuế TNDN (10%), thấp hơn các DN trong nước và được miễn thuế TNDN trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo. Đề xuất, có ưu đãi tương tự đối với các DN nội địa hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ.

- Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực của các nhân viên hải quan, vì một số DN than phiền rằng để bảo hộ cho một số sản phẩm đã sản xuất được trong nước, thuế nhập khẩu được đánh đồng cho những sản phẩm Việt Nam có thể sản xuất với những nguyên vật liệu công nghệ cao không có tại Việt Nam. Các công ty đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là công ty Nhật Bản muốn những sản phẩm thông dụng và những nguyên vật liệu công nghiệp chất lượng cao được phân biệt rõ ràng trong danh mục thuế suất. Trong một số trường hợp, các mức thuế nhập khẩu khác nhau được áp dụng cho cùng một sản phẩm tùy theo phán đoán nhất thời của nhân viên hải quan làm nhiệm vụ. Nhìn chung, nhân viên hải quan chưa có đầy đủ kiến thức để phân biệt và phân loại sự khác nhau cơ bản giữa các sản phẩm.

4.4.1.4. Thể chế hoá các quy định về cơ chế hợp đồng

Quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các DN trong các ngành CNHT được dựa chủ yếu trên cơ chế hợp đồng chính thức và không chính thức. Như vậy, để tránh các rủi ro có thể xảy đến cho DN tham gia liên kết, cần phải chuẩn bị trước các quy định, chế tài liên quan đến việc đảm bảo thực hiện các hợp đồng này, nhất là các hợp đồng không chính thức. Điều này rất cần đến vai trò trung gian khách quan và chủ động của Chính phủ và các cơ quan hỗ trợ khác, được gọi chung là các nhà cung cấp dịch vụ.

85

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)