Tổng hợp là phương pháp thống nhất, liên kết kết quả nhận thức về các bộ phận, các mặt và các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng đã được phân tích để có một hình ảnh toàn diện, đầy đủ về đối tượng, vạch ra mối liên hệ của chúng nhằm nhận thức cái toàn thể trong tính muôn vẻ của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của tổng hợp là liên kết những tri thức đã được phát hiện nhờ phân tích, vạch ra bản chất vốn có của sự vật, hiện tượng. Vì vậy có thể nói tổng hợp là đúc kết tri thức về những bộ phận, những yếu tố cấu thành cái toàn bộ nhưng đó không phải là sự gom góp tri thức rời rạc thành một tổng thể giản đơn mà là quá trình nghiên cứu xem bản chất của sự vật được thể hiện như thế nào thông qua những mặt, những thuộc tính cụ thể của sự vật. Số liệu, thông tin cần xử lý bao gồm các tài liệu, báo cáo, bài báo, bài
49
viết về chủ để này. Số liệu, thông tin được thu thập để thực hiện tổng quan tài liệu về chính sách phát triển CNHT ngành điện tử.
Để xử lý thông tin, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
2.2.2.1. Phương pháp thống kê so sánh: được sử dụng để đối chiếu, tìm hiểu sự
tương đồng và khác biệt về cơ chế, chính sách, điều kiện tự nhiên của Việt Nam với các quốc gia khác.
- Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đưa ra sẽ sâu sắc hơn, quá trình đánh giá, nhìn nhận đánh giá được thực trạng chính sách phát triển CNHT ngành điện tử của Việt Nam.
- Qua đó, luận văn sử dụng số liệu qua các báo cáo, thống kê của Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch&Đầu tư, Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh CNHT TP. Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho phép phân tích đưa ra các nhận xét và đề xuất những chính sách và giải pháp phù hợp hoàn thiện chính sách phát triển CNHT ngành điện tử của Việt Nam.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu: Trên cơ sở số liệu thống kê thu
thập được, mô tả qua số tuyệt đối, số tương đối, xu hướng phát triển để đưa ra các nhận định về quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Việt Nam.
2.2.2.3. Phương pháp biểu đồ: Xây dựng các bảng, biểu dựa trên biến chuỗi thời
gian. Sử dụng các bảng, biểu để phản ánh thực trạng phát triển CNHT nói chung và thực trạng ngành điện tử của Việt Nam nói riêng.
2.2.2.4. Phương pháp phân tích: Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ ra
thành những bộ phận riêng lẻ và nhận thức mỗi bộ phận đó. Chúng ta biết rằng một trong những nhiệm vụ của nhận thức là ở chỗ từ cái tổng quan bên ngoài của sự vật, hiện tượng cần phải đi sâu nhận thức từng mặt, từng thuộc tính của chúng. Muốn thế cần phải phân chia cái toàn bộ ra thành các bộ phận và nhận thức chúng. Vai trò nhận thức lớn lao của phân tích là chỗ đó. Phân tích dựa trên thống kê, phân tích tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng.
50
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY