Chiến lược pháttriển CNHT giai đoạn từ năm 2006 đến nay

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 65 - 67)

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia là văn bản định hướng quan trọng. Trên cơ sở chiến lược, chính sách và quy hoạch phát triển CNHT, Nhà nước, trong đó các Bộ/ban ngành liên quan sẽ đưa ra những chính sách phát triển phù hợp thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước, như: (i) Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào CNHT; (ii) Chính sách phát triển DN mới; (iii) Chính sách tăng cường liên kết DN; (iv) Chính sách phát khoa học công nghệ; (v) Chính sách hỗ trợ tài chính... Với mục tiêu hoàn thiện hệ thống chính sách cho phát triển CNHT và tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất vào lĩnh vực này, ngày 25/9/2014, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo nhằm tham vấn, trao đổi ý kiến về việc xây dựng Dự thảo Nghị định về phát triển CNHT Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng chủ trì Hội thảo. Theo nội dung của bản dự thảo, thời gian tới, sẽ thành lập một đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về CNHT nhưng cho đến nay Nghị định vẫn chưa được ban hành và Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan chịu trách nhiệm đầu mối về phát triển CNHT. Do vậy, các chính sách phát triển CNHT đều là các chính sách gián tiếp, nằm rải rác trong nhiều chính sách khác nhau.

54

Hình 3.1: Hệ thống chính sách phát triển CNHT của Việt Nam

Nguồn: Hoàng Văn Châu, 2010

Theo Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, chuyên gia Kinh tế cao cấp đã phân tích và cho rằng: “Trong bối cảnh này, nếu chính sách nhà nước không phù hợp, thì công nghiệp hỗ trợ không phát triển được, hệ thống chính sách dành cho ngành công nghiệp hỗ trợ cần phải gắn chặt với các chính sách về cơ cấu kinh tế và phát triển vùng”. Thực tế cho thấy, CNHT chưa được phát triển là do chính sách hỗ trợ CNHT chậm được ban hành và trong khung pháp lý hỗ trợ CNHT hiện vẫn tồn tại song hành khái niệm CNHT và công nghiệp phụ trợ. Trong bài viết Kỷ yếu Hội thảo “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam do Viện Chính sách Công Nghiệp (Bộ Công thương) và Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức tháng 12/2011, TS. Lê Xuân Sang (Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam) đã đưa ra nhận định: “Chính sách phát triển CNHT còn mang tính can thiệp quá mức, trong khi không tính đến đầy đủ các điều kiện chủ quan và khách quan để CNHT phát triển thành công. Việt Nam có chính sách ngành khá tham vọng, nhưng lại thiếu trọng tâm và chưa xác định được ưu tiên cụ thể. 74 chiến lược và quy hoạch tổng thể về phát triển các ngành đã được xây dựng

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Quy hoạch phát triển vùng Quy hoạch phát triển ngành

Chính sách thu hút vốn Chính sách phát triển DNVVN Chính sách khu, cụm công nghiệp Chính sách hỗ trợ tài chính Chính sách phát triển nguồn nhân lực Chính sách KHCN

55

và ban hành cho giai đoạn tới năm 2020. Tất cả các chiến lược và quy hoạch tổng thể cho các ngành này đều có tham vọng biến ngành đó thành ngành mũi nhọn đi đầu của nền kinh tế. Việt Nam cũng đã quá “tham” khi liệt kê tất cả các hạng mục sản phẩm hỗ trợ”.

Những vấn đề bất cập về chính sách được doanh nghiệp đề cập đến trong quá trình sản xuất thường liên quan nhiều đến thuế, thủ tục hải quan. Các chương trình hỗ trợ của Bộ KH&CN cũng được các doanh nghiệp quan tâm nhưng không cấp

thiết bằng những chính sách thuế đối với các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)