Mục tiêu pháttriển

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 86 - 90)

4.2.1. Mục tiêu chung

Phát triển CNHT ngành điện tử thành những ngành công nghiệp chủ lực, đóng góp ngày càng nhiều cho GDP, đóng góp lớn cho kinh tế quốc dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp điện tử FDI tiếp cận các sản phẩm CNHT nội địa có chất lượng cao, nhiều doanh nghiệp CNHT đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam, giá thành hạ và thời gian giao hàng hợp lý, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển ngành điện tử của Việt Nam, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Sản xuất được những sản phẩm điện tử có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa công nghệ, đạt tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

4.2.2. Mục tiêu cụ thể

Trong Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 cũng đã nêu mục tiêu đến năm 2010 ngành điện tử phải đạt doanh số sản xuất đạt từ 4 đến 6 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu đạt từ 3 đến 5 tỷ USD; tạo việc làm cho 300 nghìn lao động; có tốc độ tăng trưởng từ 20% đến 30%/năm và tầm nhìn đến năm 2020 là tạo việc làm cho 500 nghìn lao động; năng lực sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường, không phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu. Bên cạnh đó, theo Quyết định số 1290/QĐ- TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt

75

Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 cũng đã nêu lên mục tiêu đến năm 2020 là phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam với công nghệ tiên tiến, năng suất lao động cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, đóng góp lớn cho kinh tế quốc dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sản xuất được những sản phẩm điện tử có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa công nghệ, đạt tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước và tầm nhìn đến năm 2030 là xây dựng Việt Nam trở thành một nước sản xuất lớn về thiết bị điện tử với công nghệ mới, thông tin và thân thiện với môi trường.

Để hoàn thành những mục tiêu này, các ngành CNHT đóng một vai trò quan trọng, vì ngoài yếu tố thị trường, các ngành CNHT còn quyết định việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, vì thế các ngành CNHT phục vụ ngành điện tử cần xây dựng mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn. Do đó, mục tiêu của từng giai đoạn được xác định như sau:

 Mục tiêu đến năm 2016

- Hình thành chính sách quốc gia và khung pháp lý về phát triển và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNHT, các chính sách bảo đảm nguồn nhân lực, bảo đảm vốn đầu tư cho nghiên cứu và chính sách phát triển CNHT; từng bước hoàn thiện về mặt tổ chức, cơ sở vật chất và năng lực chuyên môn của hệ thống doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu, đào tạo và phát triển CNHT phục vụ ngành điện tử nhằm sớm xây dựng ngành CNHT cho công nghiệp điện tử theo xu hướng tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng linh phụ kiện điện tử của thế giới và khu vực.

- Tập trung phát triển các sản phẩm CNHT trước mắt như các linh kiện lắp ráp đơn giản, các chi tiết nhựa, khuôn mẫu, mạch in...làm chủ công nghệ và tự thiết kế, chế tạo để thay thế nhập khẩu, góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa cũng như sự thành công của ngành điện tử, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đặt nền móng cho CNHT ngành điện tử Việt Nam phát triển.

- Thu hút các tập đoàn đa quốc gia phát triển các cơ sở sản xuất, thiết kế các hệ thống bản dẫn tích hợp cao, các thiết kế SoC, IC thông minh, những sản phẩm tín hiệu hỗn hợp, những vi mạch có bộ nhớ nhanh, bộ trớ STRAM...

76

- Phát triển các cơ sở nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các hệ thống bán dẫn tích hợp cao, các hệ thống nhúng (bao gồm: phần cứng/phần mềm nhúng, bo mạch nhúng), các bảng mạch tích hợp dùng cho thiết bị thông tin, máy tính, thiết bị ngoại vi, đồ điện, điện tử gia dụng... đã được Nhà nước đầu tư xây dựng trong thời gian qua.

- Phấn đấu đến năm 2016 tỷ trọng cho phí nguyên vật liệu trong nước trong giá thành sản phẩm ước đạt 35 – 40%.

- Cải thiện mạng lưới vận chuyển quốc tế, tối ưu hóa quy trình hải quan và các thủ tục thương mại khác nhằm giảm chi phí và rút ngắn thời gian của chu trình sản xuất - giao nhận, đáp ứng yêu cầu nhanh và kịp thời của các nhà đầu tư FDI cũng như thị trường. Phấn đấu đạt trình độ trung bình trong khu vực về cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển CNHT nói chung và phát triển CNHT ngành điện tử nói riêng.

 Mục tiêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng điện tử trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một mắt xích trong chuỗi sản xuất - cung ứng linh phụ kiện điện tử toàn cầu. Phát triển CNHT ngành điện tử đáp ứng mục tiêu đến năm 2020, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp điện tử tăng tối thiểu 20% hàng năm và đóng góp tối thiểu 10% vào tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, đứng trong số 10 ngành có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất. Đến năm 2030, cung ứng 25 - 30% nhu cầu trong nước, đẩy mạnh sản xuất các lĩnh vực sản phẩm phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao, Việt Nam trở thành một nước sản xuất lớn về thiết bị điện tử với công nghệ mới, thông minh và thân thiện với môi trường, gắn với đảm bảo tính hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam. Duy trì tốc độ tăng trưởng, năng suất lao động cao và phát triển bền vững.

- Đào tạo được nguồn nhân lực đủ về số lượng, trình độ làm tiền đề thu hút đầu tư, qua đó phát triển ngành điện tử theo hướng xuất khẩu.

- Hình thành các trung tâm nghiên cứu và thiết kế. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển CNHT phục vụ ngành điện tử, và thu hút nhiều dự án có chất lượng của nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc vào ngành công nghiệp điện tử và ngành CNHT liên quan phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành

77

điện tử thế giới nhằm khai thác triệt để lợi thế về công nghệ thông tin như một lĩnh vực của ngành CNHT phục vụ ngành điện tử.

- Đuổi kịp các nước trong khu vực như Thái Lan và Malaysia về CNHT.

- Huy động tối đa sự tham gia của Chính phủ - doanh nghiệp - nhà khoa học của Việt Nam và quốc tế, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc vào toàn bộ quá trình xây dựng, thực hiện và đánh giá hiệu quả phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. - Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển, làm chủ công nghệ, phần mềm nhúng, phần mềm điều khiển để có thể sáng tạo, thiết kế, sản xuất các sản phẩm phần cứng, điện tử của Việt Nam.

4.3. Định hướng phát triển

Đặc thù của ngành điện tử là tính chuyên môn hóa, tính toàn cầu hóa cao. Do đó, để phát triển, trước tiên ngành điện tử phải chuyển dần từ lắp ráp đơn giản sang thiết kế, hình thành một số cơ sở sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, đào tạo có tác động cấu trúc lại ngành. Muốn làm được điều nay, cùng với ngành điện tử, hướng đi thích hợp cho các ngành CNHT phục vụ ngành điện tử trong giai đoạn đến năm 2030 là:

4.3.1. Về sản phẩm

- Tận dụng tiềm năng và lợi thế về tài nguyên, tập trung ưu tiên phát triển một số lĩnh vực của CNHT như sản xuất vật liệu điện tử, chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ...) phục vụ quá trình sản xuất các loại linh, phụ kiện cho ngành điện tử.

- Về dài hạn, cần quan tâm nghiên cứu và phát triển sản xuất các loại sản phẩm CNHT là các loại linh, phụ kiện cao cấp, có hàm lượng trí tuệ cao, có giá trị gia tăng lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành điện tử Việt Nam.

4.3.2. Về thị trường

- Trong điều kiện hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế khu vực và phục vụ ngành điện tử theo hướng mở, xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cơ quan nhà nước sử dụng các sản phẩm điện tử sản xuất trong nước. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường độc lập hoặc trong

78

khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng linh, phụ kiện cũng như các sản phẩm CNHT khác cho ngành điện tử của thế giới và khu vực theo định hướng xuất khẩu.

- Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm để đáp ứng được thị trường trong nước, đặc biệt là các sản phẩm CNHT có hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng cao và có tính cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 86 - 90)