Pháttriển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực CNHT ngành điện tử

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 97 - 102)

4.4.2.1. Chính sách về vốn

Hiện nay, nguồn vốn vay do các công ty, tổ chức tài chính cung cấp cho các DNVVN chủ yếu về cho vay ngắn hạn và nguồn vốn vay dài hạn còn thấp và khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử đến những nguồn vốn vay dài hạn còn rất hạn chế. Với chủ trương chỉ ưu tiên cho vay đối với các DN có thành tích kinh doanh tốt, điều đó hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các DN ngành CNHT điện tử, mà phần lớn là các DNVVN, thành tích kinh doanh còn nhiều hạn chế. Để xây dựng, hỗ trợ các DN, đặc biệt là các doanh nghiệp CNHT nói chung, CNHT ngành điện tử nói riêng, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần sớm xây dựng cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận nguồn vồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Bên cạnh đó, Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng thương mại dành sự ưu tiên nhất định về lãi suất và hạn mức tín dụng để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp CNHT, xác định DNVVN là đối tượng ưu tiên.

- Về chính sách ưu đãi tín dụng và bảo lãnh tín dụng:

+ Đối với tín dụng ngắn hạn: Áp dụng lãi suất ưu đãi cho các DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử nói riêng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong từng giai đoạn với mức cho vay ngắn hạn bằng VNĐ tối đa bằng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VNĐ có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên do NHNN quy định cộng 2%/năm cho các DNVVN, cộng 3%/năm đối với DN lớn hoạt động trong lĩnh vực CNHT ngành điện tử.

+ Đối với tín dụng trung và dài hạn: Được áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất trong khung lãi suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng áp dụng cho các khoản vay vốn phục vụ cho từng lĩnh vực cụ thể trong cùng thời kỳ. Khoản vay được hỗ trợ 50% hoặc 100% lãi suất vay trong thời gian từ 1 hoặc 2 năm đầu, được áp dụng theo thời gian vay thực tế của DN và chỉ áp dụng đối với các khoản vay trả nợ trước hạn hoặc đúng hạn tại thời điểm hỗ trợ lãi suất.

+ Đẩy mạnh triển khai và thực hiện tốt chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước cho các DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT thông qua Ngân hàng Phát triển Việt

86

Nam (VDB) (theo Nghị định số 75/2011/ NĐ-CP) và Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (Quyết định số 03/QĐ-TTg). Đồng thời, tăng cường tính chủ động cho VDB trong việc quyết định thời hạn cho vay và thời hạn ân hạn khoản vay trong một số trường hợp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đưa ra những ưu đãi kết hợp giữa chính sách tín dụng và chính sách hỗ trợ bằng tín dụng ưu đãi kết hợp với bảo đảm tín dụng và bù lãi đặc biệt cho đối tượng tham gia vào phát triển CNHT ngành điện tử trong nước.

4.4.2.2. Chính sách về công nghệ

Cần có chiến lược nghiêm túc trong việc đầu tư vào công nghệ của CNHT ngành điện tử. Với nguồn lực có hạn, về chính sách công nghệ nên tập trung đầu tư xây dựng, phát triển một số trung tâm kiểm định chất lượng sản phẩm CNHT ngành điện tử và một số trung tâm phát triển các bán sản phẩm như mạch logic khả trình trực tuyến (FPGA: mảng cổng lập trình được dạng trường. FPGA thuộc họ ASIC lập trình được), một số trung tâm nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm chip, qua đó góp phần tạo ra các sản phẩm CNHT có giá trị gia tăng cao và các mẫu sản phẩm điện tử mang thương hiệu Việt Nam. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng chất xám trong mỗi sản phẩm, thúc đẩy quá trình phát triển CNHT ngành điện tử trong bối cảnh toàn cầu hóa sản xuất và cung ứng.

4.4.3. Phát triển nguồn nhân lực CNHT ngành điện tử

Mặc dù Việt Nam có lực lượng lao động đông đảo, nhưng chúng ta chưa khai thác được phần lớn nguồn lao động này. Ở Việt Nam, nhiều người cho rằng những hạn chế của ngành công nghiệp chủ yếu là do thiếu nguồn tài chính để mua sắm các thiết bị hiện đại. Nhưng thực tế đã chứng minh, ngành công nghiệp nói chung và ngành CNHT nói riêng kém phát triển phần lớn do nguồn nhân lực kém. Có chuyên gia Nhật Bản đã từng đưa ra nhận xét: “Việt Nam không sử dụng được nguồn nhân lực ưu tú của mình, CNHT không phát triển dẫn đến tình trạng khó khăn cho các ngành công nghiệp chính trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu và linh phụ kiện”. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém này nhưng trong ngành công nghiệp điện tử trước hết là do nguồn nhân lực thiếu chuyên môn cũng

87

như sự tích lũy về trình độ công nghệ. Hiện tại và trong thời gian tới, nguồn nhân lực giá rẻ không còn là một lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư FDI của Việt Nam khi thỏa thuận về miễn giảm thuế chính thức được thực hiện. Vì vậy cần có giải pháp về đào tạo nhân lực, giải quyết bài toán về nhân lực, qua đó thúc đẩy sự phát triển của ngành CNHT.

Tại Quyết định số 9028/QĐ-BCT được ban hành ngày 8/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rất rõ một số biện pháp ưu đãi để đào tạo nhân lực CNHT như:

(i) Xây dựng chương trình đào tạo nhân lực kỹ thuật cao cho CNHT, tổ chức các khóa đào tạo về quản lý cho các nhà quản lý doanh nghiệp CNHT;

(ii) Khuyến khích các doanh nghiệp và địa phương tổ chức đào tạo nhân lực tại chỗ, hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Đối với các hình thức đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại công nhân, Nhà nước có chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo theo địa chỉ của doanh nghiệp;

(iii) Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích lao động địa phương tham gia các hoạt động đào tạo và làm việc trực tiếp tại các khu công nghiệp hỗ trợ… Mặc dù quyết định đã được ban hành nhưng bài toán về nhân lực mới có thể được giải quyết nếu các Bộ, ngành có liên quan tích cực triển khai các biện pháp đã đưa ra.

Để giải quyết bài toán về nhân lực, trong khuôn khổ đề tài, tác giả xin đề xuất một số chính sách cụ thể như sau:

Một là, xây dựng cơ chế hợp tác giữa ba bên: Doanh nghiệp - Trường Đại học -

Cơ quan quản lý Nhà nước, nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng ứng dụng và triển khai, có năng lực quản lý theo yêu cầu của doanh nghiệp để làm chủ công nghệ được chuyển giao, nghiên cứu thiết kế tạo ra công nghệ và kiểu dáng sản phẩm riêng của Việt Nam. Theo mô hình đào tạo chính quy truyền thống có thể chia làm thành 2 giai đoạn phân biệt nhau cả về thời gian và không gian.

88

Giai đoạn 1, chính là quá trình đào tạo tại trường và trong quá trình học của sinh viên. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên trở thành người lao động và giai đoạn tiếp theo chính là quá trình lao động tại doanh nghiệp. Với hình thức này tuy đã có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp nhưng không nhiều. Do vậy, để tăng cường sự gắn kết giữa Doanh nghiệp - Trường Đại học - Cơ quan quản lý Nhà nước, cần xem xét thực hiện các hình thức cụ thể sau:

(i)Đối với sinh viên, trong quá trình học sẽ được tiếp xúc với thực tiễn tại DN trong các khoảng thời gian từ 1 ngày (tham quan, đi thực tế), 5 tuần (thực tập giữa khóa) đến 2 tháng (thực tập tốt nghiệp), qua đó việc đào tạo nghề không chỉ dạy lý thuyết cho sinh viên mà còn tăng cường đào tạo thực hành thực tế; khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên đã qua thực tập đưa vào làm việc tại doanh nhiệp nếu có nhu cầu và đủ điều kiện.

(ii) Đối với người lao động vừa làm vừa học thì vẫn tiếp tục đi làm vào ban ngày và đi học vào buổi tối. Tuy nhiên, đối với phần lớn sinh viên, việc thực tập – thực tế trong chương trình học (thậm chí, không bắt buộc hoặc không đánh giá) nên sinh viên không coi trọng việc quan sát, học hỏi thực tiễn hay những người lao động, công nhân kỹ thuật họ coi công việc là chính còn việc học chỉ mang tính hình thức. Do vậy, trước mỗi chương trình đào tạo nhà trường, DN cần giới thiệu và đưa ra định hướng, mục tiêu rõ ràng cần đạt được ngay từ đầu. Bên cạnh, phát triển ngành công nghiệp nói chung và phát triển CNHT nói riêng để xây dựng hệ thống hợp tác đào tạo thực hành Nhà trường - Doanh nghiệp thì các cơ quan quản lý nhà nước (các Bộ, ngành liên quan như Bộ GD&ĐT, Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…) cần phối hợp chặt chẽ để đưa ra thỏa thuận rõ ràng liên quan đến việc gửi và tiếp nhận sinh viên giữa các trường đại học và doanh nghiệp; cụ thể trong phát triển CNHT ngành điện tử thì tập trung gửi và tiếp nhận sinh viên giữa các trường đại học thuộc khối kinh tế, kỹ thuật, công nghệ với doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện, lắp ráp trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời xây dựng các chính sách hợp tác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI tại

89

Việt Nam để thực hiện chế độ thực tập, thực tế nhằm nâng cao tay nghề và khả năng ứng dụng thực tiễn tốt khi bắt đầu làm việc.

Hình 4.2: Xây dựng cơ chế hợp tác giữa ba bên: Doanh nghiệp – Trường Đại học – Cơ quan quản lý Nhà nước

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hai là, tạo điều kiện đầu tư trang bị cho các cơ sở nghiên cứu; có chính sách hỗ

trợ đặc biệt về tài chính để cử những người ưu tú ra nước ngoài học tập, để đào tạo về công nghệ, kỹ thuật của ngành CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử nói riêng qua đó hình thành đội ngũ kỹ sư có năng lực thiết kế, chế tạo sản phẩm nhằm phát triển CNHT ngành điện tử. Việc hỗ trợ tài chính, đối tượng phải được thực hiện hàng năm và được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng đảm bảo tính minh bạch và việc tiếp cận của các doanh nghiệp thuận lợi. Ngoài ra, có chiến lược vĩ mô trong việc đầu tư vào khoa học công nghệ, xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH - CN, nhất là các chuyên gia giỏi để thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài vào đầu tư phát

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DOANH NGHIỆP

Môi trường học tập và làm việc 1. Chương trình đào tạo

2. Tài liệu học tập 3. Trang thiết bị học tập

Sinh viên Người lao động

Tốt nghiệp

CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Chính sách thu hút vốn đầu tư Chính sách KHCN Chính sách đào tạo nguồn nhân lực Chính sách hỗ trợ tài chính Chính sách phát triển DNVVN

90

triển CNHT Việt Nam; có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích những nghiên cứu hữu ích, sáng tạo.

Ba là, bên cạnh việc tiếp thu và chuyển giao công nghệ từ các đối tác, các nhà

đầu tư nước ngoài thì nhà nước cần đưa ra các chính sách, chiến lược xây dựng các trung tâm đào tạo công nghệ và các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, trung tâm dữ liệu CNHT ngành điện tử để đào tạo trực tiếp các cấp quản lý và người lao động trong ngành.

Bốn là, có chính sách rõ ràng nhằm giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ như:

giữa đào tạo, sử dụng và đãi ngộ; giữa đào tạo và đào tạo lai; các chính sách cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào ngành CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử nói riêng trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 97 - 102)