Thực trạng CNHT ngành điện tử củaViệt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 64 - 65)

CNHT phục vụ cho ngành điện tử tại Việt Nam có thể được hiểu là ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí, nhựa, linh kiện, vật liệu điện tử (ngoài các sản phẩm của công nghiệp bán dẫn), các bộ phận linh kiện và các vật tư khác hỗ trợ cho công nghiệp lắp ráp đến sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng, các linh kiện có thể được lắp ráp thành cụm linh kiện. Do vậy có thể coi sản xuất cụm linh kiện là những công đoạn hỗ trợ thứ cấp (ở các mức khác nhau) so với công đoạn sản xuất linh kiện ban đầu - công đoạn sơ cấp. Về dài hạn, Việt Nam cần phải thúc đẩy ngành CNHT cho công nghiệp điện tử.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2000 sản phẩm xuất, nhập khẩu ngành điện tử Việt Nam là 0,79 tỷ USD; năm 2005 là 1,43 tỷ USD; năm 2012 tăng 7,84 tỷ USD; năm 2013 đạt 11 tỷ USD. Tốc độ tăng bình quân/năm, thời kỳ 1998 - 2005 đạt

53

15,8%; thời kỳ 2006 - 2012 đạt 27,6%; đặc biệt 2011-2012 tăng tới 47,8%. CNHT ngành điện tử là lĩnh vực thu hút được nhiều FDI nhất trong các ngành CNHT tại Việt Nam với 445 dự án FDI, số vốn đăng ký lên tới trên 10 tỷ USD, chủ yếu là các dự án sản xuất linh kiện điện tử (311 dự án với số vốn đầu tư trên 8,2 tỷ USD). Đầu năm 2007, Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội hết sức thuận lợi để ngành điện tử Việt Nam và các lĩnh vực công nghệ cao tiếp cận các công nghệ tiên tiến của thế giới và khu vực. Chỉ tính riêng lượng vốn FDI đầu tư vào ngành điện tử Việt Nam từ năm 2007 đến nay đạt khoảng 3 tỷ USD, lớn hơn tổng số vốn FDI vào toàn ngành điện tử trong 13 năm (1993 - 2006).

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)