Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 54 - 59)

Quá trình phát triển ngành CNHT ở Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy vẫn còn một số điểm hạn chế, song cũng có một số bài học kinh nghiệm Việt Nam cần nhìn nhận trong quá trình đưa ra các chính sách phát triển CNHT:

1.3.2.1. Xây dựng chính sách phát triển CNHT linh hoạt và mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn.

Từ bài học của các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia; Chính phủ Việt Nam khi xây dựng chính sách về CNHT cần có sự tham gia, trao đổi, đề đạt của các doanh nghiệp, xoá bỏ khoảng cách giữa chính sách được ban hành với việc thực thi chính sách. Việt Nam cũng đã có rất nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm giữa các nhà làm chính sách với các nhà đầu tư, nhưng mới chỉ dừng lại ở những kết luận. Vì vậy, đã đến lúc Việt Nam phải có các hành động quyết liệt, chế tài nghiêm khắc trong việc thực thi sai chính sách. Nghiên cứu thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng tạo trung gian kết nối giữa ngân hàng với các DNVVN như kinh nghiệm của Nhật Bản và Thái Lan, giúp các DNNVV có thể vay vốn khi gặp khó khăn về tài sản thế chấp. Ngoài ra, cần xây dựng doanh nghiệp nòng cốt có trách nhiệm dẵn dắt, tạo thị trường, hỗ trợ phát triển DNVVN. Bên cạnh đó, Việt Nam cần xác định rõ các ngành, các sản phẩm CNHT ưu tiên để có thể tập trung nguồn lực cũng như định hướng để hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư.

43

1.3.2.2. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ

Kinh nghiệm của các nước nói trên chỉ ra rằng, ngay từ đầu cần phải có chính sách rõ ràng trong việc thu hút FDI vào phát triển CNHT nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, nhiều ưu đãi kết hợp với các chính sách xúc tiến đầu tư. Để thu hút đầu tư nước ngoài, bên cạnh những biện pháp xúc tiến đầu tư, những chính sách thu hút đầu tư như ưu đãi về tài chính thì việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn là một trong những yếu tố cần được quan tâm. Ưu tiên về mặt bằng và thuế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và giảm các hạn chế về sở hữu. Trong quá trình thực hiện chiến lược thu hút FDI, cần chú ý xác định những ngành nào là ngành mũi nhọn cần tập trung thu hút vốn để phát triển trước, và ngành công nghiệp điện tử là một trong những ngành điển hình cần đặt sự quan tâm hàng đầu. Một điểm quan trọng cần chú ý khi học tập kinh nghiệm của các nước trong việc thu hút FDI vào phát triển CNHT là cần xác định và coi FDI là bàn đạp để chúng ta xây dựng nội lực cho bản thân mình. Khi thu hút FDI vào phát triển CNHT trong nước, một mặt, trước mắt chúng ta có thể tận dụng vốn nước ngoài, mặt khác trong lúc công nghiệp hỗ trợ nội địa còn yếu thì FDI vào lĩnh vực CNHT là giải pháp trước mắt.

1.3.2.3. Chính sách khuyến khích phát triển DNVVN trong lĩnh vực CNHT

Doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, phần lớn là DNVVN, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, DNVVN chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, bản thân các doanh nghiệp này còn rất hạn chế về nhiều mặt, cho nên khi tham gia vào khu vực công nghiệp hỗ trợ mà không có sự hỗ trợ ban đầu thì rất khó cho họ. Vì vậy, lĩnh vực này không thể thiếu vắng bàn tay của nhà nước. Do những đặc tính của mình, nên khu vực này khá thích ứng với CNHT như: (i) nhờ quy mô vốn và lao động không quá cồng kềnh DNVVN có được khả năng linh hoạt trong việc bố trí sản xuất, lựa chọn và thay đổi chủng loại và mẫu mã sản phẩm, điều này rất quan trọng giúp chúng thích ứng được với yêu cầu đa dạng và thay đổi của các nhà lắp ráp; (ii) DNVVN dễ dàng tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm cho các nhà sản xuất lớn ở nhiều tầng khác nhau, qua đó dễ dàng gắn kết với các

44

doanh nghiệp lắp ráp trong chuỗi sản xuất, tạo điều kiện cho các nhà lắp ráp xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả, phù hợp với yêu cầu và đặc thù của doanh nghiệp. Tuy nhiên, DNVVN thường gặp một số hạn chế về vốn, công nghệ sản xuất, nguồn nhân lực… do vậy đòi hỏi Chính phủ các nước cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát phù hợp, đúng định hướng. Chính vì vậy, từ những lý do trên mà Chính phủ nhiều nước quan tâm đến việc khuyến khích phát triển khu vực này trong lĩnh vực CNHT. Các hoạt động chủ yếu tập trung vào khắc phục một số điểm yếu của DNVVN như: hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ phát triển KHCN, tăng cường đào tạo, phát triển tài năng cho CNHT… Tuy nhiên để thành công trong vấn đề nay Việt Nam cần có sự phối hợp của cả các doanh nghiệp trong và nước ngoài, các cơ sở đào tạo; thành lập quỹ phát triển nhân lực, hỗ trợ chi phí đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động kỹ năng cao và nhận thức cho cán bộ công chức về sứ mệnh của hệ thống doanh nghiệp đối với kinh tế xã hội quốc gia và vai trò trách nhiệm của Chính phủ, cụ thể là cán bộ công chức trong việc hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp phát triển.

1.3.2.4. Chính sách tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp

Tại các nước có nền CNHT phát triển mạnh trong khu vực như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia…thực tế cho thấy chỉ khi có mối liên hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp công nghiệp lắp ráp, chế tạo thì CNHT mới có thể phát triển tốt. Xây dựng mối liên kết, hợp tác chặt chẽ để trở thành các doanh nghiệp vệ tinh, sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho bản thân doanh nghiệp; cung ứng cho hệ thống doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện và liên kết chặt chẽ với các nhà lắp ráp để giảm giá thành và qua đó học hỏi để chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Ngoài ra trong quá trình phát triển CNHT nội địa, các nước cũng chú trọng tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ nội địa với các doanh nghiệp có vốn FDI bao gồm doanh nghiệp lắp ráp và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ có vốn FDI. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ có vốn FDI với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước sẽ giúp khai thác công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp FDI. Câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào để tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp nói trên. Kinh nghiệm của các nước đã chỉ ra vai trò

45

quan trọng của Chính phủ trong vấn đề này. Chính phủ thành lập các tổ chức chuyên về phát triển CNHT, các cơ quan này sẽ là cầu nối không chỉ giữa chính phủ với doanh nghiệp mà giữa các doanh nghiệp với nhau, tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu về CNHT quốc gia.

1.3.2.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Nguồn lao động có kỹ năng, tay nghề cao là nhân tố được coi là quan trọng nhất cho sự phát triển lâu dài của các ngành CNHT. Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho rằng nguồn nhân lực còn quan trọng hơn nhiều máy móc hiện đại. Để phát triển CNHT, mỗi quốc gia rất cần có nhiều lao động kỹ năng cao như: Kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất (người có khả năng quản lý và cải tiến toàn bộ quy trình sản xuất của một nhà máy); Kỹ sư có thể thiết kế, sản xuất và điều chỉnh những sản phẩm khuôn mẫu hoàn hảo; Kỹ sư lắp ráp toàn bộ sản phẩm một cách hoàn chỉnh. Từ kinh nghiệm các nước cho thấy, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Chính phủ cần khuyến khích các chương trình đào tạo phối hợp giữa công ty có vốn đầu tư nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước. Việc giáo dục, đào tạo kỹ sư thực hành cần được tăng cường ở các trường phổ thông, các trường cao đẳng công nghiệp, và các trường đại học. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có những chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, trong đó, ưu tiên xuất khẩu lao động kỹ thuật.

Kết luận

Ở nước ta, chính sách được hiến định tại Điều 26 Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2001: “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách…”. Đối với lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ, ở nước ta, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thông qua việc vạch ra các cương lĩnh, chiến lược, các định hướng chính sách phát triển, đó chính là những căn cứ chỉ đạo để Nhà nước ban hành các chính sách. Các chính sách phát triển CNHT là do Nhà nước ban hành, chính sách phát triển CNHT ở Việt Nam thường được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo căn cứ pháp lý cho việc thi hành, song nó bao gồm những phương án hành động không mang tính bắt buộc, mà có tính định hướng, kích thích

46

phát triển. Đối với một chu trình chính sách thường bắt đầu từ việc hoạch định chính sách, tiếp theo là thực thi chính sách và sau một khoảng thời gian thực hiện cần tiến hành phân tích chính sách để điều chỉnh, bổ sung chính sách… Như vậy, hoạch định chính sách là bước khởi đầu trong chu trình chính sách. Đây là bước đặc biệt quan trọng. Hoạch định chính sách đúng đắn, khoa học sẽ xây dựng được chính sách về phát triển CNHT tốt, là tiền đề để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền công nghiệp hỗ trợ mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, hoạch định sai cho ra đời chính sách không phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi sẽ mang lại hậu quả không mong muốn trong quá trình quản lý. Việc ban hành chính sách phát triển CNHT của Nhà nước hiện nay chủ yếu được tiến hành theo quy trình soạn thảo, ban hành nghị quyết của Chính phủ. Trong khi đó, nghị quyết của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, cần thiết phải phải có hệ thống chính sách phát triển CNHT của Nhà nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

47

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của việt nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)