Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh châu thành a (Trang 73 - 75)

Bên cạnh những thành tích mà Agribank Châu Thành A đạt đƣợc thì tình hình chất lƣợng cho vay ngắn hạn của ngân hàng cũng còn một số hạn chế sau

Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động vẫn ở mức cao

Tỷ lệ này của ngân hàng mặc dù có xu hƣớng giảm nhƣng vẫn ở mức cao dao động trong khoảng 1,14% - 2,04%. Qua đó cho thấy khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng vẫn còn hạn chế nên ngân hàng phải buộc sử dụng vốn điều chuyển với chi phí cao dẫn đến nguồn lợi từ hoạt động tín dụng bị ảnh hƣởng. Điều này góp phần làm giảm đi hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Nguyên nhân là do công tác huy động vốn chƣa thực hiện triệt để.

Nợ xấu ngắn hạn tăng về số tuyệt đối

Nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng năm 2011 ở mức 1.261 triệu đồng và giảm 13,24% qua năm 2012. Bƣớc sang năm 2013 nợ xấu lại tăng trở lại (193 triệu đồng) đạt ngƣỡng 1.287 triệu đồng. Tình hình nợ xấu tăng thì ngân hàng sẽ phải mất thêm một khoản chi phí khá lớn cho việc quản lý và thu hồi nợ, xấu hơn nữa là có thể mất vốn khi các khoản nợ này không có khả năng thu

63

hồi, tất cả những chi phí này gia tăng sẽ làm giảm đi hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng.

Nguyên nhân đầu tiên là do thông tin tín dụng đôi khi không đầy đủ và

chính xác. Công tác thu thập thông tin của chi nhánh thƣờng dựa trên số liệu do khách hàng cung cấp và cũng có tham khảo thêm một số nguồn thông tin bên ngoài. Nhƣng đôi khi công tác này chƣa tốt, thiếu những thông tin trung thực cần thiết về tình trạng nợ nần và khả năng tài chính của khách hàng… dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả kinh doanh của dự án cũng nhƣ khả năng tài chính thực tế của khách hàng.

Ngoài ra công tác kiểm tra giám sát khoản vay còn mang tính hình thức. Trong thời gian qua có một số khoản vay chi nhánh đã thực hiện chua tốt việc kiểm tra giám sát trong và sau khi cho vay, do đó đã không nắm đƣợc tình hình thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng nhƣ việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không, tài sản đảm bảo có đƣợc quản lý tốt hay không… chính vì vậy không phát hiện kịp thời những sai phạm hoặc phát hiện nhƣng chƣa có biện pháp xử lý hữu hiệu.

Vòng quay vốn tín dụng chưa cao

Mặc dù chỉ tiêu này có gia tăng trong thời gian qua nhƣng đối với cho vay ngắn hạn thì chỉ tiêu này vẫn ở mức thấp khoảng 1,46-1,55 lần. Đối với cho vay ngắn hạn thì vòng quay vốn sẽ nhanh trung bình 2 vòng/năm là phù hợp. Hiệu quả đồng vốn đầu tƣ đƣợc thể hiện qua tính luân chuyển của nó, vòng quay vốn tín dụng của Agribank Châu Thành A thấp nên sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiên tai dịch bệnh ảnh hƣởng đến công tác thu nợ khách hàng. Đối tƣợng chủ yếu của Agribank Châu Thành A là nông nghiệp, nông dân và nông thôn, mà thu nhập của những đối tƣợng này đều chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ điều kiện thời tiết vậy nên khả năng trả nợ của họ cũng không chắc chắn.

Thêm vào đó khả năng tài chính và năng lực quản lý khoản vay của khách hàng kém thể hiện ở quy mô tài chính và nguồn vốn nhỏ, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án thấp. Theo quy định của Agribank Việt Nam thì đối với cho vay ngắn hạn, đầu tƣ mở rộng sản xuất thì khách hàng phải có 10% vốn đầu tƣ; cho vay trung dài hạn thì khách hàng phải có là 20% vốn tự có. Nhƣng thực tế nguồn vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án là rất ít mà chủ yếu là vốn vay, đây là rủi ro rất lớn cho hoạt động cho vay của ngân hàng.

64

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT CHÂU THÀNH A

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh châu thành a (Trang 73 - 75)