16
Số liệu thứ cấp: nguồn số liệu đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh Châu Thành A và một số trang web tài liệu khác.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Để phân tích thực trạng cho vay ngắn hạn của ngân hàng No&PTNT Châu Thành A giai đoạn năm 2011 – 6 tháng 2014, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, sử dụng biểu đồ hoặc lập bảng nhằm tóm tắt dữ liệu và nêu bật thông tin về thực trạng cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Ngoài ra, phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc sử dụng để phản ánh sự biến động về quy mô, tỷ trọng cho vay giữa kỳ sau và kỳ trƣớc.
Mục tiêu 2: Sử dụng các tỷ số tài chính, kết hợp suy luận logic để đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng giai đoạn năm 2011 – 6 tháng 2014
Mục tiêu 3: Từ những kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2 làm cơ sở đánh giá những ƣu điểm và hạn chế của ngân hàng trong hoạt động cho vay và đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế tại ngân hàng No&PTNT Châu Thành A.
Các phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng trong đề tài:
Phương pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp tổng hợp các phƣơng
pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu, đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập đƣợc.
Phương pháp so sánh: là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Các chỉ tiêu này có cùng một nội dung, một tính chất tƣơng tự nhằm xác định mức biến động xu hƣớng của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp đƣợc những nét chung, tách ra đƣợc những nét riêng của các hiện tƣợng đƣợc so sánh. Phƣơng pháp so sánh đƣợc chia ra thành:
So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về khối lƣợng, quy mô của các hiện tƣợng kinh tế.
Công thức: Δy = y1 – y0 Trong đó:
17 y1: chỉ tiêu năm sau.
Δy: chênh lệch tăng giảm của các chi tiêu kinh tế.
So sánh bằng số tƣơng đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tƣơng đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không thể nói lên đƣợc. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của các hiện tƣợng kinh tế.
Công thức: Δy = y1/y0 * 100% - 100% Trong đó:
y0: chỉ tiêu năm trƣớc y1: chỉ tiêu năm sau.
18
CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT CHUNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHÂU THÀNH A
3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHÂU THÀNH A TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHÂU THÀNH A
3.1.1 Khái quát chung về huyện Châu Thành A
Huyện Châu Thành A ở phía Bắc của tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp thành phố Cần Thơ; Nam giáp huyện Phụng Hiệp; Tây giáp thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và huyện Vị Thủy cùng tỉnh; Đông giáp huyện Châu Thành. Về hành chính, huyện bao gồm 4 thị trấn là: Một Ngàn, Rạch Gòi, Cái Tắc, Bảy Ngàn và 6 xã là: Trƣờng Long Tây, Tân Phú Thạnh, Thạnh Xuân, Nhơn Nghĩa A, Trƣờng Long A, Tân Hoà.
Nằm giáp thành phố Cần Thơ cùng 2 tuyến Quốc lộ 1A và 61, có kênh xáng Xà No đi qua và đang hình thành hai tuyến lộ là đƣờng nối Vị Thanh với Thành phố Cần Thơ và đƣờng Bốn Tổng - Một Ngàn. Châu Thành A đƣợc coi là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang, nơi hội tụ nhiều lợi thế để phát triển thƣơng mại - dịch vụ - công nghiệp và kinh tế - xã hội (đã hình thành khu công nghiệp tập trung Tân Phú Thạnh và đang khởi động cụm công nghiệp Nhơn Nghĩa A) . Sau khi đƣợc thành lập, Châu Thành A đã có sự chuyển biến mạnh trên nhiều lĩnh vực, trở thành địa phƣơng năng động, biết bứt phá trong vận hội mới.
3.1.1.1 Về tình hình kinh tế
Trƣớc đây, ngƣời dân huyện Châu Thành A chỉ quen độc canh cây lúa, mỗi năm 3 vụ. Mấy năm gần đây, ngành nông nghiệp huyện đã phát triển theo hƣớng đa canh, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất bền vững, có tính khoa học cao. Nếu nhƣ năm 2009, diện tích trồng màu ở Châu Thành A chỉ có 2.845 ha, thì năm 2010 đã là 3.460 ha. Ngƣời dân chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày nhƣ: dƣa hấu, khoai lang, bắp lai, đậu xanh, dƣa leo, bí... thu lãi cao hơn trồng lúa 3 - 5 lần. Chi phí trồng các loại cây màu thấp, ít rủi ro và đầu ra cũng dễ dàng. Thƣơng lái từ Cần Thơ, Kiên Giang... tìm đến tận rẫy để mua.
Mô hình trồng rau màu, phong trào nuôi thủy sản của huyện phát triển nhanh và mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình. Mặc dù không có lợi thế nhƣ các vùng Ô Môn, Thốt Nốt của Cần Thơ, nhƣng Châu Thành A lại có diện tích mặt nƣớc khá rộng. Huyện định hƣớng phát triển thủy sản theo
19
hƣớng đa dạng về con giống, chủng loại, vận dụng điều kiện thực tế cụ thể để phát triển các mô hình nuôi: lƣơn, ba ba, rô phi, bống tƣợng, thát lát cƣờm, sặc rằn, tôm càng xanh...
Theo kế hoạch phát triển kinh tế, huyện Châu Thành A sẽ thực hiện đồng bộ chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, các ngành nghề phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phối hợp với tỉnh thực hiện dự án Cụm công nghiệp tập trung Tân Phú Thạnh, quy hoạch xây dựng Trung tâm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện tại xã Nhơn Nghĩa A. Quy hoạch, đầu tƣ xây dựng, nâng cấp các trung tâm thƣơng mại; đa dạng hoá các loại hình thƣơng mại, dịch vụ, trong đó tập trung khai thác các khu dân cƣ, tái định cƣ. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng sản xuất nông nghiệp chất lƣợng cao, tạo ra những sản phẩm chất lƣợng phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến và thƣơng mại - dịch vụ.
3.1.1.2 Về tình hình xã hội
Về hạ tầng cơ sở, sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hậu Giang, Châu Thành A có khá nhiều chợ nổi tiếng với vai trò đầu mối giao thƣơng, nhƣng hầu hết đều xuống cấp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại. Xuất phát từ thực tế này, huyện Châu Thành A tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt ƣu tiên 3 lĩnh vực: đƣờng giao thông nông thôn, điện và hệ thống chợ. Qua hai năm triển khai, huyện đã xây dựng đƣợc hệ thống đƣờng bê tông, đƣờng nhựa đến tất cả các ấp, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng bộ cho ngƣời dân. Trong tƣơng lai không xa, khi những tuyến đƣờng lớn đi qua địa bàn huyện nhƣ: tỉnh lộ 926, tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn, đƣờng nối Vị Thanh - Cần Thơ, lộ nội ô thị trấn Một Ngàn; khu công nghiệp Tân Phú Thạnh... hoàn thành, sẽ tạo điều kiện cho lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ tăng tốc; thu hút nhiều nhà đầu tƣ, làm nên diện mạo mới của vùng quê bên dòng Xà No.
Về giáo dục, tỷ lệ huy động học sinh đến trƣờng đạt 98%. Năm 2010, tỷ lệ phổ cập Trung học cơ sở đạt 87,0%, tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 89,57% đƣợc tỉnh tái công nhận đạt chuẩn quốc gia về công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Ngày 18-02-2008, Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định thành lập trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản đóng tại xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Trƣờng có diện tích 20 ha, gồm các ngành: kinh tế,
20
công nghệ, nông nghiệp, xây dựng, tin học và xã hội học nhân văn. Đây là trƣờng đại học tƣ thục đầu tiên của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Về y tế, cơ sở hạ tầng y tế của huyện còn hạn chế. Bệnh viện Đa khoa Châu Thành A đƣợc xây dựng trên cơ sở nâng cấp phòng khám đa khoa khu vực của thị trấn Một Ngàn với 48 giƣờng, nhƣng vẫn chƣa đủ so với chỉ tiêu của Sở Y tế Hậu Giang giao là 60 giƣờng. Bệnh viện phải kê thêm giƣờng bệnh ra tận hành lang. Hầu hết các phòng chức năng của bệnh viện đều không đạt chuẩn do diện tích quá hẹp. Huyện đang xây dựng bệnh viện mới tại trung tâm huyện với qui mô là 150 giƣờng, với tổng kinh phí khoảng 70 tỉ đồng và dự kiến đƣa vào sử dụng năm 2012.
Công tác đền ơn đáp nghĩa, giải quyết việc làm, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và liên tục. Năm 2010 toàn huyện đã giải quyết việc làm cho 5.525/2.650 lao động, đạt 208,5% chỉ tiêu giao; xây dựng và bàn giao 13/10 căn nhà tình thƣơng, đạt 130% và 46/20 căn nhà nghĩa, đạt 230%.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng No&PTNT Châu Thành A Châu Thành A
Trải qua hơn 25 năm xây dựng và trƣởng thành, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc lớn nhất Việt Nam có tổng tài sản trên 560.000 tỷ đồng, tổng dƣ nợ nền kinh tế đạt trên 447.000 tỷ đồng với hơn 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch, hơn 4 vạn cán bộ, là đối tác tin cậy của hơn 10 triệu hộ sản xuất, hàng chục ngàn doanh nghiệp, đối tác trong và ngoài nƣớc. Khẳng định vai trò chủ lực đối với phát triển kinh tế đất nƣớc, đặc biệt là nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank luôn dành 70%/tổng dƣ nợ đầu tƣ cho quỹ này.
Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Châu Thành A – Hậu Giang là ngân hàng thƣơng mại quốc doanh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đối tƣợng phục vụ chủ yếu là nông dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ. Ngân hàng đƣợc thành lập theo nghị quyết số 64/QĐ/HĐQT–TCCB, ngày 01/03/2004 của chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam. Trụ sở đặt tại khu hành chính Ấp Thị Tứ, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang. Quá trình phát triển của ngân hàng đều hoạt động dƣới mục đích cung cấp vốn cho sản xuất nông nghiệp, giúp nâng cao đời sống của ngƣời dân trên địa bàn.
21
Từ khi thành lập cho đến nay ngân hàng đã không ngừng phát triển cả quy mô và chất lƣợng tín dụng, luôn đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của ngƣời dân trong huyện. Sự ra đời của ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trƣởng kinh tế, thay đổi diện mạo nông thôn huyện nhà, hỗ trợ ngƣời dân thoát khỏi cảnh khó khăn và góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.
3.1.3 Tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng
Tùy vào từng bộ phận mà nhân sự đƣợc tổ chức hợp lý để vận hành công việc một cách chặt chẽ và chính xác. Tính đến thời điểm tháng 6/2014 ngân hàng có 20 nhân viên.
Cơ sở vật chất thiết bị ngày càng đƣợc cải thiện, ngân hàng đƣợc trang bị hệ thống phần mềm mới là hệ thống IPCAS tƣơng đối hiện đại phục vụ tốt nhu cầu mở rộng kinh doanh cho ngân hàng.
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của ngân hàng No&PTNT Châu Thành A
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank Châu Thành A
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
Ban giám đốc: gồm có giám đốc, phó giám đốc phụ trách kế hoạch kinh doanh và phó giám đốc phụ trách kế toán ngân quỹ.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GĐ KH-KD
PHÒNG KH-KD
PHÓ GĐ KT- NQ
PHÒNG KT- NQ
22
Giám đốc
Là ngƣời điều hành và quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, trực tiếp tiếp nhận các chủ trƣơng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Hậu Giang, của NHNN và đề ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ theo định hƣớng của ngân hang cấp trên.
Trực tiếp giám sát hoạt động của các phòng ban, điều hành và quản lý hoạt động ngân hàng.
Là ngƣời cuối cùng xét duyệt cho vay hay không cho vay dựa vào nội dung thẩm định của phòng tín dụng.
Quyết định các biện pháp xử lý nợ, nợ gia hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các chế tài đối với khách hàng.
Phó giám đốc phụ trách kế hoạch kinh doanh
Có trách nhiệm hỗ trợ cùng giám đốc, quản lý một số hoạt động của chi nhánh do giám đốc phân công, trực tiếp quản lý phòng kế hoạch kinh doanh.
Chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về những công việc đƣợc giao và nhận ủy quyền giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng.
Phó giám đốc kế toán ngân quỹ
Có trách nhiệm hỗ trợ cùng giám đốc, quản lý một số hoạt động của chi nhánh do giám đốc phân công, trực tiếp quản lý phòng kế toán ngân quỹ.
Chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về những công việc đƣợc giao và nhận ủy quyền giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng.
Phòng kế hoạch - kinh doanh
Nắm bắt thị trƣờng, định hƣớng kinh doanh để lựa chọn phƣơng hƣớng đầu tƣ cũng nhƣ lựa chọn khách hàng.
Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng trong việc kiểm tra kiểm soát hồ sơ, các thủ tục vay vốn, thẩm định các dự án đầu tƣ, phân tích tình hình tài chính khách hàng, trực tiếp kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn.
Tham mƣu cho ban giám đốc về chiến lƣợc kinh doanh cho ngân hàng.
Phòng kế toán – ngân quỹ
Trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện các quy định về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền mặt.
23
Thực hiện thu chi tiền mặt, dịch vụ lý gửi tài sản, chứng từ có giá nhƣ kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
Trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê, hạch toán nghiệp vụ và thanh toán theo quy định của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
3.1.4 Lĩnh vực hoạt động
Ngân hàng No&PTNT Châu Thành A cung cấp các sản phẩm ngân hàng đa dạng và hiện đại trên mọi lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ và chi tiêu đến mọi cá nhân, tổ chức kinh tế.
Hoạt động huy động vốn:
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn Tiền gửi dự thƣởng tại chi nhánh cấp tỉnh.
Hoạt động tín dụng:
Cho vay từng lần: Thƣờng cho vay hộ sản xuất kinh doanh và hộ nông dân có nhu cầu vốn ngắn hạn và theo thời vụ.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Loại tín dụng này phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu vốn thƣờng xuyên.
Cho vay theo dự án đầu tƣ: nhằm khuyến khích vốn cho các nhà đầu tƣ độc lập.
Cho vay trả góp: Ngƣời vay chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức nhà nƣớc, công nhân có thu nhập hàng tháng ổn định cần vốn để mua các vật dụng sinh hoạt và phƣơng tiện đi lại, học tập.
Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ tiện ích theo quy định của