Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh châu thành a (Trang 70 - 72)

4.4.4.1 Môi trường kinh tế

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hƣởng đến việc sản xuất kinh doanh của các ngành còn lại. Hoạt động của ngân hàng có thể coi là cầu nối giữa các ngành kinh tế với nhau. Vì vậy sự ổn định hay mất ổn định của nên kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngân hàng - đặc biệt là hoạt động tín dụng.

Trong giai đoạn năm 2011-2013 nền kinh tế nƣớc ta gặp nhiều biến động nhất là lĩnh vực ngân hàng. Theo “Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội năm 2011, 2012, 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011- 2015)” do Thủ tƣớng Chính phủ trình bày tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII cho rằng trong 3 năm qua kinh tế nƣớc ta chịu nhiều tác động từ nền kinh tế thế giới. Những hạn chế yếu kém của nên kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trƣởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2011 lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao, nhập siêu lớn, giá vàng trên thị trƣờng biến động bất thƣờng…khiến chất lƣợng tín dụng cũng bị ảnh hƣởng do các doanh nghiệp kinh doanh cũng thất thƣờng, ảnh hƣởng đến thu nhập và khả năng trả nợ ngân hàng. Theo Nguyễn Đức Thành và Ngô Quốc Thái cho rằng đà tăng của giá hàng hóa và dịch vụ năm 2013 chậm hơn so với các năm 2008, 2010, 2011 và tƣơng đƣơng với lạm phát vừa phải của năm 2005 và năm 2007. Tuy nhiên lạm phát thấp nhƣ năm 2013 không đi liền với tốc độ tăng trƣởng 7% nhƣ giai đoạn trƣớc. Tỷ lệ lạm tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đạt mức bình quân 6,60% tính theo năm. Lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng chất lƣợng cao. Tức là các cá nhân và doanh nghiệp hoạt động trong một môi trƣờng ổn định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó có thể trả vốn gốc và lãi vay cho ngân hàng.

4.4.4.2 Đối thủ cạnh tranh

Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, thủ tục đơn giản, cung cấp vốn nhanh chóng kịp thời, an toàn; phƣơng thức và kỳ hạn thanh toán phù

60

hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng. Đây là ƣu thế lớn của Agribank Châu Thành A làm vừa lòng khách hàng nên Agribank vừa giữ đƣợc khách hàng cũ thân thiết lại vừa có lợi thế khi có khách hàng mới đang lựa chọn ngân hàng để vay vốn. Cụ thể hiện nay trên địa bàn huyện Châu Thành A có các ngân hàng cạnh tranh nhƣ:

Ngân hàng đầu tƣ và Phát triển (PGD BIDV Châu Thành A) Ngân hàng TMCP ngoại thƣơng (PGD VCB Cái Tắc)

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng ( PGD Vietinbank Cái Tắc) Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (PGD Agriank Cái Tắc)

Trong tƣơng lai có thể số lƣợng ngân hàng trên địa bàn huyện sẽ tăng lên nên mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt vì vậy việc đƣa ra các mức lãi suất cho vay và phí dịch vụ hợp lý là rất quan trọng. Đối với khách hàng lãi suất vay có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, chính vì lẽ đó khi sử dụng dịch vụ cho vay thì yếu tố đƣợc quan tâm hàng đầu là giá cả dịch vụ hay lãi suất.

61

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN CHÂU THÀNH A

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh châu thành a (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)