Giống OC % pHKcl N (%) P (%) Pdt (mg/100g) K (%) Kdt (mg/100g) CEC (md/100g) Trước trồng 0,721 6,410 0,110 0,147 2,720 0,311 13,760 13,040 Sau thu hoạch OPV86 0,564 6,253 0,149 0,264 3,132 1,134 16,096 14,210 OPV 88 0,545 6,234 0,156 0,254 3,088 1,046 16,279 14,405 OPV 7 0,623 6,312 0,156 0,284 3,048 0,968 15,815 14,405 OPVS21 0,603 6,310 0,162 0,245 3,107 1,085 16,229 14,600 SS506 0,603 6,192 0,149 0,264 3,053 0,977 16,229 14,210 S21 0,594 6,283 0,143 0,245 3,102 1,075 15,886 14,015 TB 0,589 6,264 0,152 0,259 3,088 1,048 16,089 14,308
Qua kết quả phân tích đất, cho thấy: hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất trước khi tiến hành thí nghiệm rất thấp, đặc biệt là hàm lượng mùn (OC%) trong đất rất thấp chỉ 0,721%. Ngoài ra, hàm lượng N, P, K trong đất cũng rất thấp 0,110%N, 0,147%P, 0,311%K. Diện tích đất tiến hành thí nghiệm là đồi trọc mới khai hoang do đó hàm lượng các chất trong đất rất thấp.
Sau quá trình canh tác, hàm lượng mùn và độ pH trong đất giảm không đáng kể. Tuy nhiên, hàm lượng các chất N (%), P (%), Pdt, K (%), Kdt, CEC đều tăng lên so với trước khi trồng. Như vậy cây đã sử dụng mùn trong đất, nhưng lượng N, P, K được bổ sung trong quá trình canh tác cây không sử dụng hết nên vẫn còn trong đất. Độ pH sau khi trồng có giảm đi so với trước khi trồng (giảm 0,145), tuy nhiên pH đất vẫn ở mức trung tính. Do đây là vùng đồi núi đá vôi, sau quá trình canh tác, sử dụng phân bón, làm tích tụ lượng axit trong đất.
So sánh kết quả phân tích đất sau khi trồng của các giống cao lương trong thí nghiệm cho thấy: các thành phần dinh dưỡng trong đất sau khi trồng các giống không khác nhau nhiều. Sau khi trồng các giống cao lương OPV, cao lương lai hay cao lương địa phương, các thành phần dinh dưỡng trong đất OC%, pH, N%, P%, K%, CEC không khác biệt nhiều. Một số thành phần dinh dưỡng trong đất sau khi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 trồng các giống OPV còn cao hơn so với trồng cao lương lai SS506 như: N %, P%, K%. Như vậy, giống cao lương lai sử dụng lượng phân bón nhiều hơn các giống OPV. Do đó, trồng cao lương lai cần đầu tư lượng phân bón cao hơn các giống OPV.
Cùng một mức phân bón như nhau, các giống khác nhau thì khả năng hấp thu lượng dinh dưỡng khác nhau. Trong các giống thí nghiệm, giống cho năng suất cao hơn, tương ứng sẽ lấy đi lượng dinh dưỡng nhiều hơn như giống OPV88, SS506 nhưng hàm lượng N, P, K vẫn cao hơn trước khi trồng. Do đó, quá trình trồng đã bổ sung hàm lượng đạm, lân, kali làm tăng lượng mùn trong đất. Và nếu canh tác ở vụ sau thì lượng dinh dưỡng bổ sung sẽ giảm, tính chất đất dần được cải thiện. Bên cạnh đó, trong quá trình canh tác nên bổ sung phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh để làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, cải tạo tính chất đất.
Vậy sau quá trình canh tác, các giống cao lương trong thí nghiệm đã không làm thay đổi tính chất của đất, không làm mất cân đối các chất có trong đất, không gây ô nhiễm môi trường.
Sử dụng giống OPV cho năng suất chất xanh tương đương cao lương lai nhập nội SS506, trong khi đầu tư phân bón ít hơn. Như vậy, trồng cao lương OPV sẽđem lại hiệu quả cao hơn. Trong các giống OPV, OPV88 cho năng suất cao, chất lượng tốt và không gây ảnh hưởng tới tính chất đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
1, Chiều cao của các giống OPV đều cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng S21, nhưng lại thấp hơn giống SS506. Ở giai đoạn từ gieo tới lứa cắt 1, các giống hầu như không đẻ nhánh. Giai đoạn tái sinh, các giống đẻ nhánh nhiều và phát triển thân lá mạnh, đặc biệt là giống OPV88.
2, Các giống cao lương thí nghiệm chỉ nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại (rệp muội, đốm nâu), không ảnh hưởng tới năng suất. Hầu hết các giống nhiễm sâu bệnh hại ởđiểm 1, chỉ có OPV86 bịđốm nâu hại tới mức 3 ở lứa cắt 3.
3, Ở lứa cắt 1, các giống cao lương OPV cho năng suất chất xanh tương đối cao, trong đó giống OPV88 đạt năng suất chất xanh cao nhất (29,35 tấn/ha), cao hơn so với giống cao lương lai nhập nội SS506 (27,75 tấn/ha). ở lứa cắt 2, năng suất chất xanh của OPV88 cao hơn các giống OPV khác, nhưng thấp hơn năng suất chất xanh giống nhập nội SS506. Tổng năng suất chất xanh qua 2 lứa cắt của các giống cao lương OPV, giống OPV88 đạt năng suất chất xanh cao nhất 46,67 tấn/ha.
4, Thành phần các chất dinh dưỡng trong thân lá của các giống OPV khá cao, trung bình 2 lứa cắt hàm lượng protein thô 11,60%, lipit thô 2,32%, xơ thô 27,58%, khoáng tổng số 7,44%, canxi 0,83%, photpho 0,14%, tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được 61,73%CK. Trong đó, OPV88 có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao nhất, một số thành phần (như 10,77 % protein thô, 2,32% lipit thô, 0,83% canxi, 0,12% photpho) còn cao hơn cả giống nhập nội S506.
Qua kết quả thí nghiệm, các giống OPV88 cho thấy triển vọng trong sử dụng làm thức ăn cho gia súc.
5.2. Kiến nghị
1, Có thể sử dụng các giống OPV88 để sản xuất thức ăn xanh cho gia súc thay thế cho giống nhập nội mà vẫn đảm bảo được năng suất, hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng đường cao hơn hẳn so với giống nhập nội.
2, Có thể trồng 1 vụ ngô sớm, thu hoạch xong trồng cao lương để tận dụng được ưu điểm của từng loại cây trồng, đem lại hiệu quả cao, cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa đông.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM
Giống OPV88
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
Giống OPV7
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
Giống SS506
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.Tài liệu trong nước
1. Lê Hòa Bình, Vũ Chí Cương, Hoàng Thị Lãng, Phan Thị Phần, Ngô Đình Giang (1992).
Kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây keo dậu và cao lương làm thức ăn gia súc. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật 1985 – 1990 của Viện Chăn nuôi. NXB Nông Nghiệp. Tr. 127 – 132.
2. Phạm Văn Cường, Nguyễn Tuấn Chinh, Nguyễn Văn Quang, Bùi Việt Phong, Hoàng Thị Ngà, Trần Quốc Việt, Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch (2009). Kết quả chọn lọc một số giống cao lương [Sorghum bicolor (L.) Moench] làm thức ăn gia súc trong vụ đông ở miền Bắc Việt Nam. Hội thảo khoa học Viện Chăn nuôi 2009. Trang 350 – 364.
3. Đoàn Công Điển, Tăng Thị Hạnh, Phạm Văn Cường (2013). Quang hợp và tích lũy chất khô của một số giống cao lương (Sorghum bicolor (L.) Moench) trong điều kiện hạn. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 8: 1073 – 1080.
4. Lê Hoa, Bùi Quang Tuấn (2009). Năng suất, chất lượng một số giống cây thức ăn gia súc trồng tại Đăk Lăk. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Tập 7, số 3: 276 281.
5. Tiêu chuẩn ngành. 10 TCN 341: 2006 (2006). Giống ngô quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng.
6. Đặng Thúy Nhung (2008). Thành phần dinh dưỡng của lá cây M. oleifera trồng làm thức ăn gia súc. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập VI, số 8: 38 – 41.
7. Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai Hoa (2007). Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME)của một số giống đỗ tương làm thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp trực tiếp. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập V, số 4: 33-37. Đại học nông nghiệp Hà Nội.
8. Bùi Quang Tuấn (2009). Năng suất, chất lượng một số giống cây làm thức ăn gia súc (Pennisetum perpureum, Penicum maximum, Brachiaria ruziziensis, Stylosanthesis guianensis) trồng tại Đăk Lăk. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 7, số 3: 276 – 281.
9. Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch, Phạm Văn Cường (2007). Giá trị thức ăn chăn nuôi của một số giống cao lương trong mùa đông tại Gia Lâm – Hà Nội. Tạp chí KHKT NN số 5/2007.
10. Bùi Quang Tuấn (2006). Nghiên cứu giá trị thức ăn của một số cây thức ăn gia súc có nguồn gốc từ vùng ôn đới tại Tân Yên, Bắc Giang. Tạp chí KHKT NN số 3/2006. 11. Bùi Quang Tuấn, Đỗ Hữu Thư (2006). Khảo sát thành phần thảm thực vật và đặc điểm
cấu trúc đồng cỏ chăn thả xã Ngọc Thạch, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội số 1/2006.
B. Tài liệu nước ngoài
12. Boardman, N.K. 1980. Energy from the biological convof solar energy. Phil. Trans. R. Soc. London A 295: 477 – 49.
13. Carter P.R. 1989. Grain Sorghum
14. Dan Undersander and Woody Lane (2001). Sorghum, sudangrasses, and sorghum – sudangrass, hybrids For Forage
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 15. Danman, C.E. 1975. Sorghum cultural practices and variety-environment interaction
studies. Res. Rep. Ag. Exp. Sta, OSU P-7287. 16. Duke (1983). Handbook of Energy Crops.
17. Evelyn, S.H. (1951). Sorghum bereeding in the Sudan. World Crops 3, 65 – 68. 18. Fribuorg H.A (1995). Summer annual grasses. P. 463 – 472.
19. Hubbard, J.E., Hall, H.H. & Earle, F.R (1950). Composition of the component part of the sorghum kernel. Cereal Chem. 27: 415 – 420.
20. Igartua, E., M.P. Gracia and J.M. Lasa (1994). Characterization and genetic control of germination-emergence responses of grain sorghum to salinity. Euphytica, 76: 185 – 193.
21. Itnal, C.J., Desai, G.S., Sajjan, G.C., and Parvatikar, S.R (1980) effect of supplemental nitrogen on the plant characters, grain and fodder yieldof rabi sorghum under dryland conditions, current Research 9 (2): 24 – 26.
22. Menendez, J. and Martinez, J.F. (1980). Behavior of legumes intercropped with forage sorghum. Pastos y Forrajes 3 (1); 83 – 100.
23. Morton, J.F. (1981). Atlas of medicinal plants of middle America. Bahamas to Yucatan. C.C. Thomas, Springfield, IL.
24. Mortvedt J.J. Westfall D.G. Croissant R.L (1996). Fertilizing grain and forage sorghum. Soil. Crop Series. No. 0.540. Colorado State Univ.
25. NRI (1988). Small scale manufacture of animal feed. Bulletin No 9. Natural Resources Institute (NRI), Chattham, Kent, England, UK.
26 Reed, C.F (1976). Information summaries on 1000 economic plants. Typescripts submitted to the USDA.
27. Ricaud, R, Martin, F.A., Cochran, B.J (1981). Sweet sorghum for biomass and alcohol production. Louisiana Agr. 24(4): 18 – 19.
28. Ramph E.T., Y. Reynods 2005). National Herbarium, Pretoria
29. Sunseri (2006). Introduction of salt-tolerant wheat, barley, and sorghum varieties n saline areas of the Karkheh River Basin, p2 – 4.
C. Trang web 30. http://argriviet.com 31. http://fao.org 32. http://www.grains.org 33. http://www.gramene.org 34. www.gso.gov.vn 35. http://www.icrisat.org/crop-sorghum.htm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÂY CAO LƯƠNG
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng được phân tích theo phương pháp AOAC (1995) (Association of Official Analytical Chemists). Các chỉ tiêu phân tích là: Vật chất khô, khoáng tổng số, Protein, Lipit, xơ, dẫn xuất không Nitow, năng lượng trao đổi (ME), axit HCN.
- Vật chất khô (VCK): cân khoảng 10g mẫu thức ăn cho vào hộp lồng đã biết khối lượng, đặt hộp lồng vào tủ sấy ở 1050C ±2 sau 5 giờ lấy ra để vào trong bình hút ẩm 30 phút rồi đem cân khối lượng. Kết quả: VCK (%) = m1 - m2 x 100 m Trong đó: m1: Khối lượng sấy (g) m2: Khối lượng hộp lồng (g) m: Khối lượng mẫu (g)
- Định lượng Protein (CP) thô bằng phương pháp Kjeldahl
Vô cơ hóa: Cân khoảng 0,5g mẫu, 1,5g xúc tác (tỷ lệ mẫu: xúc tác = 1: 3) cho vào bình Kjeldahl. Tiếp tục cho vào bình 5ml H2SO4 đậm đặc, chưng cất cho đến khi dung dịch trong bình có màu xanh trong là được.
Chuẩn bị bình nhận: Hút 10ml H2SO4 0,1N cho vào bình tam giác 250ml, thêm vào đó 2-3 giọt Metyl đỏ. Đặt bình tam giác vào phần cuối ống sinh hàn sao cho đầu ống ngập trong axit. Chuyển toàn bộ dung dịch từ bình đốt Kjeldahl sang bình chưng cất của bộ cất đạm trung lượng. Thêm khoảng 20ml NaOH 30% sao cho bình thành 2 lớp và khóa kín hệ thống khoảng 5 phút.
Chuẩn độ: Đem bình nhận đi chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng rơm thì dừng lại, ghi thể tích NaOH 0,1N đã dùng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 Kết quả: %N = 0,0014 x (V1-V2) x T x 100 m Trong đó: V1: Thể tích NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu trắng (ml) V2: Thể tích NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu (ml) T: Hệ số hiệu chỉnh của NaOH 0,1N
0.0014: Lượng Nito tương ứng với 1ml H2SO4 0,1N tính bằng gam. m: Khối lượng mẫu (g)
Protein thô (%) = %N x 6,25
- Định lượng xơ thô
Cân khoảng 1g mẫu cho vào cốc nấu 250ml và thêm vào đó 100ml dung dịch H2SO4 1,25%. Đun sôi trong thời gian 45 phút, bỏ ra lọc rửa vài lần vào cốc lọc có màng lọc amian với nước nóng 1000C, thử lại bằng metyl đỏ dung dịch trong cốc không màu là được (hết axit). Tiếp theo thêm 100ml dung dịch NaOH 1,25% rồi làm tương tự. Thử bằng Phenolphtalein, dung dịch trong cốc không màu là được (hết bazơ). Chuyển toàn bộ mẫu vào cốc lọc. Rửa mẫu bằng dung dịch aceton. Đặt cốc vào tủ sấy ở 1050C, sau đó 5 giờ lấy ra cho vào bình hút ẩm khoảng 30 phút đem cân khối lượng không đổi được khối lượng a (g). Tiếp tục cho cốc vào tủđốt ở nhiệt độ 5500C, để nguội đem cân được khối lượng b (g).
% xơ = a - b x100
m
Trong đó:
a: Khối lượng chén + mẫu sau khi sấy b: Khối lượng chén + mẫu sau khi sấy m: Khối lượng mẫu
- Định lượng chất béo thô
Cân khoảng 0,5 g mẫu cho vào cốc xốp và đặt vào bộ phận chiết của bình Soxhlet. Đưa ete etylic vào trong bình cầu khoảng 2/3 dung tích bình. Cho nước lạnh chảy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 liên tục qua hệ thống, tiến hành từ 6 – 10 giờ. Sau khi thấy hết mỡ, lấy bình cầu ra khỏi hệ thống, để bay hơi hết ete, đưa bình vào sấy ở nhiệt độ 105 ±20C trong 2 giờ, lấy ra để nguội ở nhiệt độ phòng trong 30 phút rồi đem cân.
Kết quả:
% mỡ = a - b x 100
m
Trong đó:
a: Khối lượng bình sau khi sấy (g) b: Khối lượng bình (g)
m: Khối lượng mẫu (g)
- Định lượng khoáng tổng số bằng phương pháp đốt khô
Cân 3g mẫu vào chén sứ nung có khối lượng không đổi. Đặt chén vào lò nung ở nhiệt độ 5500C trong 4 giờ. Đốt xong, để nguội trong lò khoảng 1 giờ rồi lấy chén ra đặt vào bình hút ẩm 30 phút rồi đem cân.
Kết quả:
Trong đó
m1: Khối lượng chén và mẫu sau khi nung (g) m2: Khối lượng chén (g)
m1: Khối lượng mẫu (g) - Dẫn xuất ni tơ (DXN):
DXN = 100% - (%Protein thô + % Xơ thô + % Lipid thô + % Khoáng tổng số)
- Tiêu hóa in – vitro: Tỷ lệ tiêu hóa in – vitro được xác định theo hướng dẫn của De Bover (1986)
Cân 0,3g mẫu vào chén amiang có nắp đậy, cho vào 30ml men pepsin đã chuẩn bị từ trước. Đậy nắp lại rồi cho chén vào bể ổn nhiệt, duy trìở nhiệt độ 390C. Cứ 5 giờ thì lắc nhẹ chén một lần và ủ trong 24 giờ. Sau 24 giờ, lấy chén ra, ngâm vào bể ổn nhiệt khác có nhiệt độ 800C trong vòng 45 phút. Rửa mẫu 3 lần với nước cất ẩm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 (600C). Sau đó cho vào chén men xenlulaza và làm tương tự. Sấy mẫu ở 1050C, cân đến khối lượng không đổi rồi tro hóa mẫu ở 5400C trong 3 giờ.