Tỷ lệ thân/lá của các giống cao lương thí nghiệm

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 54 - 60)

Ging La ct 1 La ct 2 OPV86 4,48 4,43 OPV 88 4,34 4,17 OPV 7 2,57 2,64 OPVS21 3,14 2,18 SS506 2,17 2,33 S21 2,16 2,43 LSD0.05 0,15 0,11 CV% 6,5 5,0

Ghi chú: Lứa cắt 1: Sau gieo 60 ngày – xoắn nõn Lứa cắt 2: Sau cắt lứa một 45 ngày CV%: Sai số thí nghiệm;LSD0.05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%

Ở các lứa cắt, các giống khác nhau có tỷ lệ thân/lá khác nhau. Ở lứa cắt 1, các giống có tỷ lệ thân/lá cao như: OPV86 (4,48) OPV88 (4,34), thấp nhất là S21 (2,16). Các giống OPV86, OPV88, OPV7 (2,57), OPVS21(3,14) đều có tỷ lệ thân/lá cao hơn so với 2 giống đối chứng SS506 (2,17), S21 ở mức ý nghĩa thống kê 95%.

Ở lứa cắt 2, OPV86 (4,43), OPV88 (4,17) vẫn là những giống có tỷ lệ thân lá cao nhất. Tuy nhiên giai đoạn này giống OPV7 (2,18) có tỷ lệ thân/lá thấp nhất, tức là lá phát triển nhiều, khối lượng lá cao hơn khối lượng thân.

Ở cả 2 lứa cắt, những giống có chiều cao cây cao, số nhánh nhiều, nhưng số lá trên thân nhiều thì tỷ lệ thân/lá thấp, hay là phát triển thân kém hơn, điển hình là các giống: SS506, S21, OPV7. Ngược lại giống có chiều cao trung bình, số lá trên thân chính ít hơn, số nhánh ở mức trung bình thì tập trung phát triển thân như các giống OPV86, OPV88.

Hơn nữa, qua phân tích hàm lượng HCN ở trên cho thấy, các giống cao lương được trồng đều có hàm lượng chất độc này rất ít và hầu như không có trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 thân cây khi chuẩn bị trỗ. Đây là điều kiện lý tưởng trong việc phát triển các giống cao lương thu thân lá làm thức ăn cho gia súc ở Việt Nam.

4.5. Tương quan năng suất thực thu và các yếu tố liên quan của các giống cao lương thí nghiệm lương thí nghiệm

Các chỉ tiêu: chiều cao cây, số lá xanh trên cây, số nhánh, chỉ số SPAD, chỉ số diện tích lá, tốc độ tích lũy chất khô có mối quan hệ với năng suất ở các mức độ khác nhau. Để xem xét những mối quan hệ này, chúng tôi tiến hành đánh giá mối tương quan giữa năng suất chất xanh và các yếu tố trên.

Đồ thị 4.1. Tương quan giữa năng suất chất xanh và chiều cao cây của các giống cao lương thí nghiệm

Ghi chú: NSX: Năng suất chất xanh (tấn/ha) Chiều cao cây: Chiều cao cây (cm)

Tiến hành phân tích tương quan giữa năng suất chất xanh và chiều cao cây cả 3 lần nhắc ở 2 lứa cắt cho thấy: Năng suất chất xanh của các giống cao lương có mối tương quan thuận với chiều cao cây, hệ số tương quan r = 0,78.

Xem xét từng lứa cắt riêng, lứa cắt 1 các giống có chiều cao cây khá đồng đều, chênh lệch giữa các giống không nhiều, do đó chiều cao tương quan không chặt với năng suất xanh. Ở lứa cắt 2, chiều cao tương quan chặt có ý nghĩa với năng suất xanh với hệ số tương quan r = 0,80. Giai đoạn sinh trưởng, các giống có chiều cao ít biến động, mà biến động nhiều về khối lượng thân do đó chiều cao cây tương quan không chặt với năng suất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Tùy vào từng giai đoạn khác nhau mà năng suất chất xanh của cao lương phụ thuộc vào từng yếu tố khác nhau. Cụ thể:

Đồ thị 4.2. Tương quan giữa năng suất chất xanh và số lá xanh trên cây cao lương (la ct 1)

Ghi chú: NSX: Năng suất chất xanh (tấn/ha) So la/cay: Số lá xanh trên cây

Năng suất chất xanh có tương quan thuận với số lá xanh trên cây ở cả 2 lứa cắt (lứa cắt 1, r = 0,43; lứa cắt 2, r = 0,66), tuy nhiên mối tương quan này không chặt. Chỉ sang lứa cắt 2, mối tương quan giữa năng suất chất xanh và số lá xanh trên cây mới có ý nghĩa (hệ số tương quan r = 0,66).

Đồ thị 4.3. Tương quan giữa năng suất chất xanh và số nhánh (la ct 2)

Ghi chú: NSX: Năng suất chất xanh (tấn/ha) So nhanh/khom: Số nhánh/khóm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 Giai đoạn sinh trưởng lứa cắt 1, các giống đẻ nhánh ít, chủ yếu tập trung phát triển thân lá. Nhánh hầu như không cho năng suất. Do đó số nhánh không ảnh hưởng tới năng suất.

Giai đoạn lứa cắt 2, số nhánh trên thân nhiều, nhánh phát triển mạnh, năng suất xanh có tương quan thuận chặt chẽ với số nhánh trên thân, hệ số tương quan r = 0,84.

Đồ thị 4.4. Tương quan giữa năng suất chất xanh và chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống cao lương thí nghiệm

Ghi chú: NSX: Năng suất chất xanh (tấn/ha) LAI: Chỉ số diện tích lá Y1: Tương quan giai đoạn sinh trưởng cắt 1

Y2: Tương quan giai đoạn sinh trưởng cắt 2 (tái sinh)

Ở lứa cắt 1, năng suất chất xanh có tương quan thuận không có ý nghĩa với chỉ số diện tích lá, hệ số tương quan r = 0,46.

Ở lứa cắt 2, năng suất chất xanh có tương quan thuận chặt chẽ với chỉ số diện tích lá, hệ số tương quan r = 0,74.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

Đồ thị 4.5. Tương quan giữa năng suất chất xanh và tốc độ tích lũy chất khô của các giống cao lương thí nghiệm

Ghi chú: NS: Năng suất (tấn/ha) CK: Tốc độ tích lũy chất khô (g/m2đất/ngày – đêm)

Tốc độ tích lũy chất khô có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của cây trồng nói chung, cao lương nói riêng. Năng suất xanh của cao lương có mối tương quan thuận chặt chẽ với tốc độ tích lũy chất khô, hệ số tương quan cao r = 0,92.

Tóm lại, năng suất chất xanh có mối tương quan tuyến tính thuận với các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá, số nhánh, chỉ số SPAD, chỉ số diện tích lá và đặc biệt là tốc độ tích lũy chất khô. Do đó năng suất chất xanh phụ thuộc lớn vào các yếu tố này.

Qua kết quả phân tích tương quan các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất chất xanh của cao lương, chúng tôi nhận thấy: năng suất chất xanh của cao lương phụ thuộc rất lớn vào chiều cao cây và tốc độ tích lũy chất khô của giống . Ngoài ra, tùy từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau lại phụ vào các yếu tố khác nhau. Năng suất chất xanh lứa cắt 1 còn phụ thuộc vào số lá trên thân. Năng suất chất xanh lứa cắt 2 lại phụ thuộc vào số nhánh trên cây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

4.6. Tình hình sâu bệnh hại của các giống cao lương trong thí nghiệm

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm của Miền Bắc, sâu bệnh là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc dùng thuốc trừ sâu trên đồng cỏ bị hạn chế do tác hại độc của thuốc dễ ảnh hưởng đến gia súc, do đó cần tìm hiểu biện pháp để hạn chế tối thiểu sâu bệnh mà không cần phải dùng thuốc trừ sâu. Những biện pháp để kiểm soát bệnh hại và côn trùng có hại, được quan tâm nhiều hơn cả là chọn lọc các giống cây thức ăn có khả năng kháng lại các bệnh hại, trong tất cả các thí nghiệm chọn lọc giống cho sản xuất nhất thiết phải quan tâm tới yếu tố này. Việc xử lý hạt giống và kiểm soát sâu bệnh trong vườn ươm là hết sức quan trọng để hạn chế tác hại và lây lan (Boa, leng, 1994).

Qua quan sát theo dõi thí nghiệm trên đồng ruộng cho thấy, ruộng cao lương xuất hiện một số loại sâu bệnh tấn công như rệp muội, đốm nâu, gỉ sắt,… nhưng khả năng kháng của cao lương là rất tốt. Cây chỉ bịảnh hưởng nhẹở giai đoạn đầu, sau khi bắt đầu bước vào thời kỳ sinh trưởng mạnh thì gần như lấn át sâu bệnh. Cho nên, sâu bệnh không ảnh hưởng nhiều đến năng suất của các giống cao lương thí nghiệm. cụ thể như sau:

Về sâu hại: Xuất hiện rệp muội gây hại và có diễn biến như sau:

Ở lứa cắt 1, cây sinh trưởng phát triển mạnh, rệp chỉ xuất hiện ở mức nhẹ, gây hại nhiều nhất ở giống S21 với mức gây hại điểm 2. Các giai đoạn sinh trưởng sau, cây sinh trưởng kém hơn, thời tiết thuận lợi cho rệp phát triển (âm u). tuy nhiên mức độ gây hại nhẹ chỉ ở điểm 2 ở các giống OPV86 và S21. Nhìn chung, các giống chỉ nhiễm nhẹ, hầu như không ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất của cây.

Về bệnh hại: Xuất hiện bệnh đốm nâu gây hại ở mức nhẹ

Ở lứa cắt 1, bệnh xuất hiện ít, hầu như không có. Giống OPV7, OPVS21 không có xuất hiện bệnh hại. Tuy nhiên càng về giai đoạn sinh trưởng sau điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh đốm nâu phát triển (mây mù nhiều, âm u, ánh sáng yếu, ẩm độ đất thấp) nên bệnh gây hại nhiều hơn. Đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng lứa cắt 2, bệnh gây hại giống OPV86 ở điểm 2. Các giống còn lại, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chỉ nhiễm ở mức điểm 1.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 54 - 60)