Tỷ lệ khối lượng giữa thân và lá của các giống cao lương thí nghiệm

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 53 - 55)

Tỉ lệ thân/lá khi thu hoạch là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng suất cây trồng. Những giống có tỉ lệ thân/lá cao là những giống có khối lượng thân cao hơn khối lượng lá, thân to, lóng đốt dài, sinh khối tích lũy trong thân lớn và ngược lại. Từđó, tùy vào mục đích nghiên cứu mà các nhà chọn tạo giống lựa chọn các giống phù hợp với nhu cầu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Bng 4.14. Tỷ lệ thân/lá của các giống cao lương thí nghiệm

Ging La ct 1 La ct 2 OPV86 4,48 4,43 OPV 88 4,34 4,17 OPV 7 2,57 2,64 OPVS21 3,14 2,18 SS506 2,17 2,33 S21 2,16 2,43 LSD0.05 0,15 0,11 CV% 6,5 5,0

Ghi chú: Lứa cắt 1: Sau gieo 60 ngày – xoắn nõn Lứa cắt 2: Sau cắt lứa một 45 ngày CV%: Sai số thí nghiệm;LSD0.05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%

Ở các lứa cắt, các giống khác nhau có tỷ lệ thân/lá khác nhau. Ở lứa cắt 1, các giống có tỷ lệ thân/lá cao như: OPV86 (4,48) OPV88 (4,34), thấp nhất là S21 (2,16). Các giống OPV86, OPV88, OPV7 (2,57), OPVS21(3,14) đều có tỷ lệ thân/lá cao hơn so với 2 giống đối chứng SS506 (2,17), S21 ở mức ý nghĩa thống kê 95%.

Ở lứa cắt 2, OPV86 (4,43), OPV88 (4,17) vẫn là những giống có tỷ lệ thân lá cao nhất. Tuy nhiên giai đoạn này giống OPV7 (2,18) có tỷ lệ thân/lá thấp nhất, tức là lá phát triển nhiều, khối lượng lá cao hơn khối lượng thân.

Ở cả 2 lứa cắt, những giống có chiều cao cây cao, số nhánh nhiều, nhưng số lá trên thân nhiều thì tỷ lệ thân/lá thấp, hay là phát triển thân kém hơn, điển hình là các giống: SS506, S21, OPV7. Ngược lại giống có chiều cao trung bình, số lá trên thân chính ít hơn, số nhánh ở mức trung bình thì tập trung phát triển thân như các giống OPV86, OPV88.

Hơn nữa, qua phân tích hàm lượng HCN ở trên cho thấy, các giống cao lương được trồng đều có hàm lượng chất độc này rất ít và hầu như không có trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 thân cây khi chuẩn bị trỗ. Đây là điều kiện lý tưởng trong việc phát triển các giống cao lương thu thân lá làm thức ăn cho gia súc ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 53 - 55)