Tốc độ tích lũy chất khô của các giống cao lương qua các lứa cắt

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 51 - 52)

Đv: gam/m2 đất/ngày - đêm

Ging Gieo – La ct 1 La ct 1 – La ct 2 OPV86 10,6 5,9 OPV 88 12,3 7,0 OPV 7 7,8 5,3 OPVS21 13,1 4,8 SS506 9,4 7,4 S21 8,3 5,3 LSD0.05 1,1 1,5 CV% 5,7 13,9

Ghi chú: Lứa cắt 1: Sau gieo 60 ngày – xoắn nõn Lứa cắt 2: Sau cắt lứa một 45 ngày CV%: Sai số thí nghiệm;LSD0.05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%

Qua kết quả theo dõi trong bảng 4.12 cho thấy: tốc độ tích lũy chất khô của các giống cao lương thí nghiệm khác nhau rõ rệt và các giai đoạn sinh trưởng khác nhau có tốc độ tích lũy chất khô khác nhau.

Giai đoạn sinh trưởng, các giống có tốc độ tích lũy chất khô cao như: OPVS21 (13,1 gam/m2 đất/ngày – đêm), OPV88 (12,3 gam/m2 đất/ngày – đêm), thấp nhất là OPV7 (7,8 gam/m2 đất/ngày – đêm).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Giai đoạn tái sinh, giống SS506 và OPV88 có tốc độ tích lũy chất khô cao nhất tương ứng là: 7,4 gam/m2 đất/ngày – đêm và 7,0 gam/m2 đất/ngày – đêm.

Giống OPV88 có tốc độ tích lũy chất khô cao cả ở giai đoạn sinh trưởng, và giai đoạn sinh trưởng tái sinh, với tốc tích lũy chất khô lần lượt ở giai đoạn sinh trưởng là 12,3 gam/m2 đất/ngày – đêm và giai đoạn tái sinh là 7,0 gam/m2 đất/ngày – đêm.

Những giống có tốc độ tích lũy chất khô cao là giống có tiềm năng năng suất chất xanh cao và ngược lại, giống có tốc độ tích lũy chất khô thấp sẽ cho năng suất chất xanh thấp.

4.4.3. Tỷ lệ chất khô/xanh

Tỷ lệ chất khô/xanh là chỉ tiêu đánh giá khả năng tích lũy chất khô của cây hay là hàm lượng nước trong thân lá. Lượng chất khô cây tích lũy được nhiều hay ít tùy thuộc vào đặc tính giống và chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnh cũng như kĩ thuật canh tác. Những giống có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng phát triển thì khả năng tích lũy vật chất lớn, tương ứng thu được lượng vật chất khô lớn. Do vậy, các giống khác nhau thì lượng vật chất khô tích lũy được là khác nhau. Thu năng suất qua các lần cắt, chúng tôi có kết quả tỷ lệ chất khô/xanh như sau:

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 51 - 52)