Hàm lượng axit HCN trong thân lá

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 44 - 46)

Độc tố HCN (axit Cyanhydric) có mặt trong thân lá cây cao lương theo cơ chế tự bảo vệ của cây khỏi các loài sâu bọ hại. Đây là chất độc có độđộc hàng đầu, do đó khi sử dụng cao lương với mục đích làm thức ăn gia súc thì điều đặc biệt cần quan tâm là hàm lượng axit HCN trong thân lá. Liều gây độc cho trâu bò của độc tố HCN là 2- 4 mg/kg thể trọng gia súc (Makkar, 1991).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Bảng 4.9. Hàm lượng HCN của các giống cao lương qua các lần cắt

Đv: mg/kg cht tươi Ging La ct 1 La ct 2 OPV86 90,54 33,14 OPV 88 30,77 25,43 OPV 7 66,59 29,57 OPVS21 30,85 92,48 SS506 30,11 14,38 S21 48,39 78,98 TB 49,54 45,66

Ghi chú: Lứa cắt 1: Sau gieo 60 ngày – xoắn nõn Lứa cắt 2: Sau cắt lứa một 45 ngày CV%: Sai số thí nghiệm;LSD0.05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%

Kết quả phân tích hàm lượng axit HCN trong thân lá của các giống cao lương trong thí nghiệm cho thấy: Hàm lượng axit HCN trung bình của các giống tại lần cắt 1 cao hơn lần cắt 2.

Ở lứa cắt 1, hàm lượng axit HCN dao động từ 30,11 đến 90,54 mg/kg chất tươi. Trong đó, các giống OPV đều có hàm lượng axit HCN cao hơn so với SS506 (30,11 mg/kg chất tươi) và S21 (48,39 mg/kg chất tươi), OPV86 có hàm lượng HCN cao nhất (90,54 mg/kg chất tươi), thấp nhất là OPV88 (30,77 mg/kg chất tươi).

Ở lứa cắt 2, hàm lượng axit HCN dao động mạnh trong khoảng 14,38 – 92,48 mg/kg chất tươi. Trong đó giống OPVS21 có hàm lượng HCN cao nhất (92,48 mg/kg chất tươi). Các giống OPV86 (33,14 mg/kg chất tươi), OPV88 (25,43 mg/kg chất tươi), OPV7 (29,57 mg/kg chất tươi) có hàm lượng HCN thấp hơn S21 (78,98 mg/kg chất tươi) nhưng vẫn cao hơn SS506 nhiều (14,38 mg/kg chất tươi).

Trong các giống OPV, OPV88 có hàm lượng axit HCN tương đương cao lương lai SS506. Ở lứa cắt 2 có cao hơn nhưng không đáng kể. Với những ưu điểm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 nổi trội về sinh trưởng, OPV88 có khả năng sử dụng làm thức ăn tương đương cao lương nhập nội SS506.

Nhìn chung, các giống cao lương trong thí nghiệm đều có hàm lượng axit HCN trong thân lá rất cao, trong khi đó lượng HCN ở mức cho phép gia súc ăn được chỉ từ 2- 4 mg/kg chất tươi (60mg/kg chất khô). Như vậy, nếu khẩu phần ăn của gia súc gồm hoàn toàn cây cao lương tươi thì gia súc sẽ bị ngộ độc. Để tránh ngộ độc HCN không nên cho ăn quá nhiều cao lương tươi mà nên tiến hành ủ chua trước khi cho gia súc ăn và kết hợp với các thức ăn khác. Cao lương có thể ủ chua một cách dễ dàng có hoặc không bổ sung các chất bột đường hoặc kết hợp với các nhóm thức ăn ủ chua. Ủ chua thức ăn vừa có thể làm giảm đáng kể hàm lượng độc tố HCN vừa có tác dụng dự trữ thức ăn trong một thời gian dài (3 tháng) vẫn cho chất lượng tốt. Sau ủ chua 3 ngày, độc tố HCN có thể giảm đến trên 90%, còn khoảng từ 4,20 – 5,61 mg/kg chất tươi. Lúc này, có thể sử dụng cây cao lương tươi ở mức 50% phần thức ăn thô xanh để cho gia súc ăn tự do mà không ảnh hưởng xấu đến gia súc.

Ngoài ra, sau khi tiến hành phân tích hàm lượng HCN tách riêng thân và lá, chúng tôi nhận thấy, hàm lượng axit HCN trong thân cao lương rất thấp và hầu như không có, còn phần lá thì hàm lượng HCN cao. Như vậy, có thể sử dụng trực tiếp thân cao lương làm thức ăn xanh cho gia súc mà không lo ngộđộc HCN.

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)