Danh sách giống cao lương tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 27 - 32)

STT Tên Ký hiệu Nguồn gốc 1 OPV86 G1 ĐHNNHN 2 OPV 88 G2 ĐHNNHN 3 OPV7 G3 ĐHNNHN 4 OPVS21 G4 ĐHNNHN 5(ĐC1) SS506 G5 Nhập khẩu từ Úc

6 (ĐC2) S21 G6 Thái Học, Nguyên Bình, Cao Bằng, Việt Nam

3.2. Ni dung nghiên cu

3.2.1. Địa đim và thi gian

Thí nghiệm được tiến hành tại Bản Áng - xã Đông Sang – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La. Đất trồng cao lương thí nghiệm là đất đồi núi đá vôi, mới khai hoang. Đây là loại đất đỏ, trung tính, ít mùn, độ phì thấp, đất cứng, canh tác khó khăn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

3.2.2. Phương pháp nghiên cu

* Phương pháp bố trí thí nghim:

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 6 công thức và 3 lần nhắc lại, tổng số ô thí nghiệm là 18 ô. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2, tổng diện tích thí nghiệm là 360 m2. Cây được trồng với khoảng cách: hàng x hàng

= 60cm, cây x cây = 25cm, 1 cây/hốc, mật độ cây tương đương 6,7 cây/ m2.

* Sơđồbố trí thí nghim:

* Các biện pháp kỹ thuật:

Đất trồng được cày bừa kỹ, làm tơi đất. Sau đó, làm phẳng đất, nhặt sạch cỏ dại, lên luống và chia ô có kích thước 4m x 5m phù hợp với sơđồ thí nghiệm. Hạt được gieo trực tiếp vào các hốc (hàng x hàng = 60cm, hốc x hốc = 25cm) với từ 2-3 hạt/ hốc ởđộc sâu khoảng 2cm để đảm bảo khả năng nảy mầm của hạt. Sau khi cây con được 2-3 lá thật, tiến hành dặm tỉa để đảm bảo còn lại 1 cây/ hốc.

* Phương pháp bón phân bón:

Tổng lượng phân bón cho 1 ha: 250N + 180 P2O5 + 180 K2O (kg/ha). Loại

phân sử dụng bao gồm: Đạm Urê (46%), Supe lân (18%), Kalyclorua (60%). Phương pháp bón: G1 G2 G6 G5 G4 G3 G3 G5 G2 G2 G1 G4 G4 G6 G5 G6 G3 G1 LN1 LN2 LN3 Lần bón Thời điểm bón Tỷ lệ bón Bón lót Cùng với gieo hạt 100%P2O5 + 20%K2O

Thúc lần 1 3-4 lá thật 40%N + 30%K2O

Thúc lần 2 7 – 9 lá thật 20%N + 30% K2O

Thúc lần 3 Sau cắt lần 1 từ 7-10 ngày 20%N + 20% K2O Thúc lần 4 Sau cắt lần 2 từ 7-10 ngày 20%N

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

* Phương pháp ct cht xanh (2 la):

Lứa 1: Sau gieo 60-65 ngày, khi cao lương đang ở giai đoạn làm đòng. Lứa 2: Sau lứa 1 từ 45 – 60 ngày.

* Phương pháp phân tích đất:

Đất được phân tích trước và sau khi trồng một số chỉ tiêu gồm hàm lượng N, P, K, chất hữu cơ và pH đất.

Tiến hành lấy mẫu đất phân tích 2 lần tại các thời điểm trước khi gieo và sau khi thu hoạch.

+ Phương pháp lấy mẫu đất:

Mẫu đất được lấy theo 5 điểm đường chéo trong mỗi ô, ởđộ sâu 0 – 30 cm trộn đều làm mẫu đại diện cho ô đó, lấy cả 3 lần nhắc lại cho mỗi công thức và trộn đều lấy một mẫu đại diện cho một công thức.

+ Chỉ tiêu phân tích:

Mẫu đất trong thí nghiệm được phân tích với 8 chỉ tiêu bao gồm: pHKCl, chất hữu cơ OC, đạm tổng số, lân tổng số, lân dễ tiêu, kali tổng số, kali dễ tiêu.

+ Phương pháp phân tích mẫu đất:

pHKCl: Đo trên pH meter tác động bằng KCl 1N.

Xác định hàm lượng hữu cơ tổng số bằng phương pháp Walkley Black N tổng số: Phương pháp Kjeldahl.

P2O5 tổng số: Phương pháp so màu công phá bằng H2SO4+HKClO4. P2O5 dễ tiêu: Phương pháp quang kế ngọn lửa chiết bằng H2SO4 0,1N. Kali tổng số: Xác định hàm lượng kali tổng số bằng phương pháp quang kế ngọn lửa sau khi công phá mẫu bằng H2SO4 đậm đặc + HClO4 70%, lên thể tích lọc rồi đo trên máy quang kế ngọn lửa.

Kali dễ tiêu: Xác định hàm lượng kali dễ tiêu bằng dịch chiết amon axetat (CH3COONH4) 1N có pH = 7

3.2.3. Các ch tiêu theo dõi

+ Các ch tiêu nông hc:

Sau khi cây con được 3 - 4 lá thật, cứ 2 tuần/lần tiến hành đo ngẫu nhiên 5 cây/ ô thí nghiệm đểđánh giá các đặc điểm:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

• Cao cây (cm): Đo từ mặt đất tới đầu mút lá cao nhất.

• Số lá xanh trên thân chính: Đếm số lá xanh hoàn chỉnh trên thân chính

• Số nhánh: Đếm số nhánh trên khóm

Kể từ sau lứa cắt đầu tiên, tiến hành đo các chỉ tiêu cao cây (cm) và số nhánh mỗi tuần/lần với 5 cây ngẫu nhiên/ô thí nghiệm.

+ Các ch tiêu sinh lý:

Tại mỗi lứa cắt, lấy ra ngẫu nhiên 10 cây/ô để tiến hành đánh giá:

• Chỉ số SPAD (một chỉ số tương quan thuận với hàm lượng chlorophyll trong lá): Đo bằng máy SPAD 502, Japan.

• Diện tích lá (LA) (dm2) và chỉ số diện tích lá (LAI):

Diện tích lá: Toàn bộ lá trên cây được cắt và đo bằng phương pháp cân nhanh. LAI (m2 lá/m2 đất) = LA x mật độ /1000

• Chất khô tích luỹ (g/cây): Cây sau khi lấy mẫu được sấy khô ở nhiệt độ 800C cho tới khối lượng không đổi và cân khối lượng.

• Tỷ lệ khối lượng giữa thân/lá: Tách và cân riêng thân, lá từđó tính ra tỷ lệ.

+ Ch tiêu cht lượng:

• oBrix – (Hàm lượng đường): Hàm lượng đường được xác định bằng việc lấy giá trị trung bình của 3 lần đo tại các vị trí khác nhau trên thân sử dụng máy đo Brix cầm tay.

• Hàm lượng dinh dưỡng (protein tổng số, xơ, lipit tổng số, khoáng tổng số, năng lượng trao đổi ME…): phân tích trong thân và lá tươi ở các lứa cắt.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thân lá được phân tích theo phương pháp AOAC (1995) (Association of Official Analytical Chemists).

Hàm lượng axit HCN xác đinh bằng phương pháp Easley (1970).

+ Năng sut cht xanh:

Tại mỗi lứa cắt, tiến hành thu toàn bộ cây/ô thí nghiệm để tính toán năng suất chất xanh. Cây được cắt ở khoảng cách từ 10 - 15cm so với mặt đất.

+ Kh năng chng chu vi sâu bnh

Đánh giá khả năng chống chịu với sâu bệnh hại trên đồng ruộng theo phương pháp cho điểm (theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 341:2006).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Bệnh hại:

Điểm 0: Không có lá bị bệnh, không nhiễm Điểm 1: < 10% diện tích lá bị bệnh Điểm 2: 10 – 25% diện tích lá bị bệnh Điểm 3: 26 – 50% diện tích lá bị bệnh Điểm 4: 51 – 75% diện tích lá bị bệnh Điểm 5: > 76% diện tích lá bị bệnh Rệp muội: Điểm 1: ≤ 5 con/m2 Điểm 2: >5 – 20 con/m2 Điểm 3: ≥20 – 50 con/m2 Điểm 4: > 50 con/m2

+ Phân tích đất với các chỉ tiêu: OC%, pHKCl, P, Pdt, N, K, Kdt

Kết qu phân tích mu đất trước khi trng

Ch tiêu OC (%) pHKCl N (%) P (%) Pdt (mg/100g) K (%) Kdt (mg/100g) CEC (md/100g) Đất thí nghiệm 0,721 6,410 0,110 0,147 2,720 0,311 13,760 13,040 3.3. Phương pháp x lý s liu

Số liệu thu thập được xử lý bằng excel và phân tích bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng phần mềm CropStart 7.2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống cao lương trong thí nghiệm nghiệm

Sự sinh trưởng và phát triển của cây không chỉ là một đặc tính di truyền giống mà luôn chịu tác động của điều kiện dinh dưỡng và các nhân tố ngoại cảnh nhiệt độ, ánh sáng, nước ... Khả năng sinh trưởng, phát triển thể hiện thông qua những chỉ tiêu nông học như động thái tăng trưởng về chiều cao cây, ra lá, ra nhánh,...

4.1.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cao lương trong thí nghiệm nghiệm

Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây, qua chiều cao cây cũng có thể xác định thời điểm thu hoạch và dự đoán năng suất thu hoạch của các giống cao lương khác nhau.

Chiều cao của cây cao lương được tính từ cổ rễ đến đầu mút cao nhất. Ở các giai đoạn khác nhau, động thái tăng trưởng chiều cao của các giống là khác nhau. Theo dõi chiều cao cây của các giống cao lương năm 2013 tại Mộc Châu chúng tôi thu được số liệu, trình bày ở bảng 4.1.

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)