Hàm lượng HCN của các giống cao lương qua các lần cắt

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 45)

Đv: mg/kg cht tươi Ging La ct 1 La ct 2 OPV86 90,54 33,14 OPV 88 30,77 25,43 OPV 7 66,59 29,57 OPVS21 30,85 92,48 SS506 30,11 14,38 S21 48,39 78,98 TB 49,54 45,66

Ghi chú: Lứa cắt 1: Sau gieo 60 ngày – xoắn nõn Lứa cắt 2: Sau cắt lứa một 45 ngày CV%: Sai số thí nghiệm;LSD0.05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%

Kết quả phân tích hàm lượng axit HCN trong thân lá của các giống cao lương trong thí nghiệm cho thấy: Hàm lượng axit HCN trung bình của các giống tại lần cắt 1 cao hơn lần cắt 2.

Ở lứa cắt 1, hàm lượng axit HCN dao động từ 30,11 đến 90,54 mg/kg chất tươi. Trong đó, các giống OPV đều có hàm lượng axit HCN cao hơn so với SS506 (30,11 mg/kg chất tươi) và S21 (48,39 mg/kg chất tươi), OPV86 có hàm lượng HCN cao nhất (90,54 mg/kg chất tươi), thấp nhất là OPV88 (30,77 mg/kg chất tươi).

Ở lứa cắt 2, hàm lượng axit HCN dao động mạnh trong khoảng 14,38 – 92,48 mg/kg chất tươi. Trong đó giống OPVS21 có hàm lượng HCN cao nhất (92,48 mg/kg chất tươi). Các giống OPV86 (33,14 mg/kg chất tươi), OPV88 (25,43 mg/kg chất tươi), OPV7 (29,57 mg/kg chất tươi) có hàm lượng HCN thấp hơn S21 (78,98 mg/kg chất tươi) nhưng vẫn cao hơn SS506 nhiều (14,38 mg/kg chất tươi).

Trong các giống OPV, OPV88 có hàm lượng axit HCN tương đương cao lương lai SS506. Ở lứa cắt 2 có cao hơn nhưng không đáng kể. Với những ưu điểm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 nổi trội về sinh trưởng, OPV88 có khả năng sử dụng làm thức ăn tương đương cao lương nhập nội SS506.

Nhìn chung, các giống cao lương trong thí nghiệm đều có hàm lượng axit HCN trong thân lá rất cao, trong khi đó lượng HCN ở mức cho phép gia súc ăn được chỉ từ 2- 4 mg/kg chất tươi (60mg/kg chất khô). Như vậy, nếu khẩu phần ăn của gia súc gồm hoàn toàn cây cao lương tươi thì gia súc sẽ bị ngộ độc. Để tránh ngộ độc HCN không nên cho ăn quá nhiều cao lương tươi mà nên tiến hành ủ chua trước khi cho gia súc ăn và kết hợp với các thức ăn khác. Cao lương có thể ủ chua một cách dễ dàng có hoặc không bổ sung các chất bột đường hoặc kết hợp với các nhóm thức ăn ủ chua. Ủ chua thức ăn vừa có thể làm giảm đáng kể hàm lượng độc tố HCN vừa có tác dụng dự trữ thức ăn trong một thời gian dài (3 tháng) vẫn cho chất lượng tốt. Sau ủ chua 3 ngày, độc tố HCN có thể giảm đến trên 90%, còn khoảng từ 4,20 – 5,61 mg/kg chất tươi. Lúc này, có thể sử dụng cây cao lương tươi ở mức 50% phần thức ăn thô xanh để cho gia súc ăn tự do mà không ảnh hưởng xấu đến gia súc.

Ngoài ra, sau khi tiến hành phân tích hàm lượng HCN tách riêng thân và lá, chúng tôi nhận thấy, hàm lượng axit HCN trong thân cao lương rất thấp và hầu như không có, còn phần lá thì hàm lượng HCN cao. Như vậy, có thể sử dụng trực tiếp thân cao lương làm thức ăn xanh cho gia súc mà không lo ngộđộc HCN.

4.3.3. Hàm lượng dinh dưỡng (protein tng s, xơ, lipit tng s, khoáng tng s)

Vấn đề quan tâm hàng đầu của công tác chọn tạo giống cây làm thức ăn cho gia súc không chỉ là năng suất mà còn cả chất lượng của chúng. Thức ăn xanh nhiều nước, nhiều kaly, tiêu hóa dễ, nâng cao sản lượng sữa của bò đẻ nhanh chóng, gia súc thích ăn, có một số chất kích thích sinh trưởng, sinh sản và tiết sữa. Do vậy thức ăn xanh rất quan trọng cho bò thịt, bò mẹ tiết sữa.

Thành phần dinh dưỡng trong cây là một chỉ tiêu quan trọng quyết định chất lượng cao lương. Do đó, tại các lần cắt chúng tôi đã tiến hành thu mẫu thân lá tươi và phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng của các giống cao lương tham gia thí nghiệm. Kết quả phân tích dinh dưỡng được trình bày qua bảng 4.10.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Bng 4.10. Hàm lượng dinh dưỡng trong thân lá ti các ln ct ca các ging cao lương thí nghim

Ghi chú: Lứa cắt 1: Sau gieo 60 ngày – xoắn nõn Lứa cắt 2: Sau cắt lứa một 45 ngày CV%: Sai số thí nghiệm;LSD0.05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%

Nhìn chung, các giống cao lương trong thí nghiệm có hàm lượng protein thô (trung bình 12,08% ở lứa cắt 1 và 11,21% ở lứa cắt 2) và khoáng tổng số (trung bình ở lứa cắt 1 là 9,29% và 5,91 % ở lứa cắt 2) cao hơn cỏ voi. Theo kết quả phân tích của PGS.TS Bùi Quang Tuấn (2004) cỏ voi chỉ 10,85 % protein thô, khoáng tổng số 8,41%. Và hàm lượng khoáng tổng số còn cao hơn cả cỏ họ đậu M.

oleifera (theo kết quả phân tích của Đặng Thúy Nhung – Đại học NN I, Tạp chí Khoa học và phát triển 2008, tập VI – số 1, 38 – 41: Protein thô là 21,42 %, khoáng tổng số 9,88%). La ct Ging Protein thô (%) Lipit thô (%) Xơ thô (%) Khoáng tng s (%) Canxi (%) Photpho (%) TDN (%CK) I OPV86 11,79 2,10 27,34 9,27 0,82 0,16 60,22 OPV88 11,85 2,61 26,95 8,46 0,74 0,18 61,40 OPV7 11,90 2,22 26,56 8,77 0,66 0,10 61,21 OPVS21 12,32 2,47 28,03 9,57 0,77 0,12 59,82 SS506 11,76 2,37 25,77 10,14 0,67 0,12 60,21 S21 12,84 2,49 25,28 9,54 0,76 0,13 61,56 II OPV86 11,03 2,18 28,67 5,84 0,87 0,12 62,33 OPV88 13,46 2,61 26,91 6,30 1,11 0,14 63,87 OPV7 9,65 2,42 26,72 5,14 0,96 0,14 63,61 OPVS21 10,78 1,93 29,46 6,17 0,74 0,16 61,42 SS506 11,47 2,07 29,35 6,67 0,76 0,12 61,27 S21 10,90 1,80 31,01 5,31 0,70 0,10 61,48

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Ở lứa cắt 1, hàm lượng protein thô đạt từ 11,76 – 12,84 %, cao hơn so với hàm lượng protein thô trong ngô (9%). Trong đó giống S21 có hàm lượng protein cao nhất (12,84%). Các giống OPV có hàm lượng Protein thô trong thân lá tương đương SS506 và S21, có thấp hơn S21 nhưng không đáng kể.

Hàm lượng lipit thô trong khoảng 2,22 – 2,61%. Tỷ lệ xơ thô cao, từ 25,28 – 28,03%. Khoáng tổng số trong khoảng 8,46 – 10,14 %. Tỷ lệ canxi và photpho thấp, canxi chỉ trong khoảng 0,66 – 0,82 %, còn photpho trong khoảng 0,10 – 0,18 %. Trong khi đó cây M. oleifera chứa 2,81%Ca, 0,43%P.

Một số thành phần dinh dưỡng: lipit, canxi, photpho của một số giống OPV tương đương thậm chí còn cao hơn so với giống nhập nội SS506 và giống địa phương S21. Cụ thể, OPV88 có hàm lượng lipit trong thân lá 2,61%, 0,74% Canxi, 0,18% photpho.

Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được của các giống cao lương chênh lệch ít, từ 59,82 – 61,56% CK. Giống đối chứng S21 có tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được cao nhất (61,56% CK), thấp nhất là OPV7. Các giống OPV có tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được (TDN) tương đương các giống đối chứng.

la ct 2, hàm lượng dinh dưỡng trong thân lá của các giống cao lương thấp hơn ở lứa cắt 1 (trừ chỉ tiêu về xơ, canxi). Hàm lượng protein thô đạt từ 10,78 – 13,46%, lipit thô từ 1,80 – 2,61%, khoáng tổng số từ 5,14- 6,67%, photpho đạt 0,10- 0,16%, tỉ lệ xơ thô và canxi cao hơn lần cắt 1 lần lượt đạt 26,72 – 31,01%; 0,70 – 1,11%. Tuy hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn lần cắt 1 nhưng tổng lượng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được ở lứa cắt tái sinh lại cao hơn đạt 61,27 – 63,87%CK. Thành phần các chất dinh dưỡng: Protein thô (13,46%), lipit (2,61), khoáng tổng số (6,3%), canxi (1,11%), photpho (0,14%), tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được (63,61% CK) của OPV88 đều cao hơn so với giống lai nhập nội SS506 và giống địa phương S21.

Qua kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong thân lá của các giống cao lương cho thấy, sự chênh lệch về giá trị dinh dưỡng của các giống cao lương ở cả 2 lứa cắt không nhiều, tỷ lệ Ca/P là 5,57/1 – 6,76/1 như vậy là cân đối cho loài nhai lại (2/1 – 6/1), đặc biệt là giai đoạn tiết sữa của bò. Trong các giống OPV có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 OPV88 và OPVS21 có tỷ lệ các chất dinh dưỡng cao hơn các giống còn lại. Với hàm lượng dinh dưỡng như vậy rất thích hợp trong việc sử dụng làm thức ăn gia súc, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để gia súc phát triển tốt.

4.4. Năng suất thu cắt của các giống cao lương trong thí nghiệm

Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng nhất để lựa chọn giống sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Trong đó, năng suất bao gồm các chỉ tiêu: năng suất chất xanh, tỷ lệ chất khô trên xanh, tỷ lệ khối lượng giữa thân lá.

4.4.1. Năng suất chất xanh

Năng suất chất xanh là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tốc độ sinh trưởng phát triển của cây. Đánh giá năng suất chất xanh là căn cứ quan trọng nhất để biết được tiềm năng sản xuất của cây đó, từ đó hoạch định chiến lược phát triển trong sản xuất, chăn nuôi. Khi cây đã đạt năng suất chất xanh cao nếu kéo thêm thời gian sinh trưởng thì cây sẽ bước vào giai đoạn tích luỹ trong thân. Do đó, thu hoạch vào lúc này là giải pháp tốt để sau đó cây tái sinh sẽ có sức sống mới mạnh hơn.

Chúng tôi theo dõi năng suất chất xanh của các giống cao lương trong thí nghiệm qua các lần cắt làm căn cứ để so sánh.

Bảng 4.11. Năng suất chất xanh của các giống cao lương thí nghim

Đv: tấn/ha Ging La ct 1 La ct 2 Tổng cộng OPV86 28,10 14,77 42,87 OPV 88 29,35 17,32 46,67 OPV 7 24,05 14,45 38,50 OPVS21 27,88 11,00 38,88 SS506 27,75 20,53 48,28 S21 25,25 14,85 40,10 LSD0.05 2,81 3,51 CV% 5,7 12,5

Ghi chú: Lứa cắt 1: Sau gieo 60 ngày – xoắn nõn Lứa cắt 2: Sau cắt lứa một 45 ngày CV%: Sai số thí nghiệm;LSD0.05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Năng suất của các giống cao lương trong thí nghiệm giảm dần qua các lứa cắt: lứa cắt 1 có năng suất chất xanh cao nhất và đến lứa cắt thứ 2 thì giảm dần và năng suất lứa cắt 3 rất thấp.

Ở lứa cắt 1, năng suất các giống tương đối cao và đồng đều, năng suất dao động từ 24,05 – 29,35 tấn/ha. Trong đó năng suất giống OPV88 có năng suất chất xanh cao nhất. Các giống OPV86, OPV88, OPVS21 có năng suất cao hơn giống SS506 và S21, các giống đạt năng suất lần lượt là 28,10 tấn/ha, 29,35 tấn/ha, 27,88 tấn/ha, 29,35 tấn/ha. Giống OPV7 (24,05 tấn/ha) có năng suất thấp nhất. Nhìn chung điều kiện thời tiết trong quá trình sinh trưởng ở lứa cắt 1 khá thuận lợi (từ tháng 5 tới tháng 7/2013), chỉ có thời gian đầu gieo hạt ít mưa (cuối tháng 4/2013), tuy nhiên sau 2 tuần sinh trưởng có mưa nhiều, nhiệt độ ôn hòa nên cây sinh trưởng tốt, các giống sinh trưởng và phát triển khá đồng đều.

Sang lứa cắt 2, vào thời điểm có lượng mưa trung bình giảm, tổng số giờ nắng thấp, khả năng quang hợp của cây kém, nhiệt độ trung bình bắt đầu giảm, dẫn tới năng suất chất xanh giảm so với lứa cắt trước. Năng suất các giống chỉ đạt từ 11,00 đến 20,53 tấn/ha. Trong đó năng suất giống SS506 đạt cao nhất (20,53 tấn/ha) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95%. Chỉ có giống OPV88 (17,32 tấn/ha) có năng suất chất xanh cao hơn so với giống S21 (14,85 tấn/ha).

Sau lứa cắt 2, năng suất các giống cao lương rất thấp. Thời gian sinh trưởng của lứa cắt này gặp điều kiện thời tiết bất lợi (tháng 9 – tháng 11): không có mưa, nhiệt độ rất thấp, khô hanh và âm u do đó cây sinh trưởng kém, năng suất chất xanh rất thấp. Năng suất các giống chỉ đạt từ 2,65 – 6,72 tấn/ha. Giống S21 có năng suất thấp nhất (2,65 tấn/ha). Các giống OPV88 (6,72 tấn/ha), OPV86 (5,52 tấn/ha), SS506 (6,62 tấn/ha.

Qua 3 lứa cắt, năng suất của các giống giảm dần. Ở lứa cắt 1 cây cao lương sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khá thuận lợi như: nhiệt độ trung bình tháng cao, lượng mưa lớn, số giờ nắng/ngày cao do đó năng suất chất xanh đạt cao hơn. Càng về sau, điều kiện thời tiết càng không thuận lợi cho cây sinh trưởng như: lượng mưa trung bình giảm, rét, hanh khô, âm u, do đó năng suất chất xanh thu được ở lứa cắt 1 cao hơn so với lứa 2 và lứa cắt 3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 So sánh tổng năng suất chất xanh của các giống qua 2 lứa cắt thì giống SS506 đạt năng suất cao nhất (48,28 tấn/ha), thứ hai là giống OPV88 (46,67 tấn/ha), tiếp theo là giống OPV86 (42,87 tấn/ha), S21 (40,10 tấn/ha), OPVS21 (38,88 tấn/ha), cuối cùng là giống OPV7 (38,50 tấn/ha). Qua 2 lứa cắt, năng suất chất xanh của OPV88 tương đương giống nhập nội SS506. Trong khi đó hàm lượng dinh dưỡng trong thân lá cao hơn ở một số thành phần.

4.4.2. Tốc độ tích lũy chất khô của các giống cao lương trong thí nhiệm

Lượng chất khô tích luỹ được trên đơn vị diện tích là yếu tố quyết định tạo nên năng suất cây trồng. Lượng chất khô tích luỹ tuỳ thuộc vào đặc tính của giống, khả năng sinh trưởng của cây và chịu tác động rất nhiều của điều kiện ngoại cảnh cũng như kỹ thuật canh tác.

Bảng 4.12. Tốc độ tích lũy chất khô của các giống cao lương qua các lứa cắt

Đv: gam/m2 đất/ngày - đêm

Ging Gieo – La ct 1 La ct 1 – La ct 2 OPV86 10,6 5,9 OPV 88 12,3 7,0 OPV 7 7,8 5,3 OPVS21 13,1 4,8 SS506 9,4 7,4 S21 8,3 5,3 LSD0.05 1,1 1,5 CV% 5,7 13,9

Ghi chú: Lứa cắt 1: Sau gieo 60 ngày – xoắn nõn Lứa cắt 2: Sau cắt lứa một 45 ngày CV%: Sai số thí nghiệm;LSD0.05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%

Qua kết quả theo dõi trong bảng 4.12 cho thấy: tốc độ tích lũy chất khô của các giống cao lương thí nghiệm khác nhau rõ rệt và các giai đoạn sinh trưởng khác nhau có tốc độ tích lũy chất khô khác nhau.

Giai đoạn sinh trưởng, các giống có tốc độ tích lũy chất khô cao như: OPVS21 (13,1 gam/m2 đất/ngày – đêm), OPV88 (12,3 gam/m2 đất/ngày – đêm), thấp nhất là OPV7 (7,8 gam/m2 đất/ngày – đêm).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Giai đoạn tái sinh, giống SS506 và OPV88 có tốc độ tích lũy chất khô cao nhất tương ứng là: 7,4 gam/m2 đất/ngày – đêm và 7,0 gam/m2 đất/ngày – đêm.

Giống OPV88 có tốc độ tích lũy chất khô cao cả ở giai đoạn sinh trưởng, và giai đoạn sinh trưởng tái sinh, với tốc tích lũy chất khô lần lượt ở giai đoạn sinh trưởng là 12,3 gam/m2 đất/ngày – đêm và giai đoạn tái sinh là 7,0 gam/m2 đất/ngày – đêm.

Những giống có tốc độ tích lũy chất khô cao là giống có tiềm năng năng suất chất xanh cao và ngược lại, giống có tốc độ tích lũy chất khô thấp sẽ cho năng suất chất xanh thấp.

4.4.3. Tỷ lệ chất khô/xanh

Tỷ lệ chất khô/xanh là chỉ tiêu đánh giá khả năng tích lũy chất khô của cây hay là hàm lượng nước trong thân lá. Lượng chất khô cây tích lũy được nhiều hay ít tùy thuộc vào đặc tính giống và chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnh cũng như kĩ thuật canh tác. Những giống có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng phát triển thì khả năng tích lũy vật chất lớn, tương ứng thu được lượng vật chất khô lớn. Do vậy, các giống khác nhau thì lượng vật chất khô tích lũy được là khác nhau. Thu năng suất qua các lần cắt, chúng tôi có kết quả tỷ lệ chất khô/xanh như sau:

Bng 4.13. Tỷ lệ chất khô/xanh ca các ging cao lương thí nghim

Đơn vị: % Ging La ct 1 La ct 2 OPV86 11,33 12,07 OPV 88 12,54 12,13 OPV 7 9,69 11,03 OPVS21 14,07 13,15 SS506 10,18 10,79 S21 9,87 10,66 LSD0.05 0,88 0,98 CV% 10,7 11,6

Ghi chú: Lứa cắt 1: Sau gieo 60 ngày – xoắn nõn Lứa cắt 2: Sau cắt lứa một 45 ngày CV%: Sai số thí nghiệm;LSD0.05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 45)