Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống cao lương

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 34 - 35)

Đv: cm/tun Ging 2-4 TST 4-6 TST 6-8 TST 2-4 TSC1 4-6 TSC1 6-8 TSC1 OPV86 25,6 32,7 65,4 19,7 29,3 16,4 OPV88 19,5 29,9 66,4 19,9 29,6 15,8 OPV7 18,8 32,1 69,8 16,1 30,7 17,2 OPVS21 25,8 41,5 48,7 15,4 31,1 17,8 SS506 26,4 36,2 59,4 24,3 25,1 17,4 S21 18,1 26,3 60,8 19,8 25,2 18,9

Ghi chú: CV%: Sai số thí nghiệm; LSD0.05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất thức giữa các công thở mức xác suất 95%

TST: Tuần sau trồng TSC1: Tuần sau cắt 1

Cắt 1: Sau gieo 60 ngày Cắt 2: Sau cắt lứa một 45 ngày

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ở cả trước khi cắt lần 1 và sau khi cắt đều tăng chậm ở những tuần đầu. Giai đoạn này rễ cây chưa phát triển nhiều, phát triển của cây còn chậm. Khi bộ rễ phát triển mạnh, có thể hấp thu dinh dưỡng từ đất thì tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, đặc biệt là từ tuần thứ 6 tới tuần thứ 8 sau trồng. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống từ lúc trồng tới cắt lần 1 nhanh hơn sau khi cắt rất nhiều.

Trước cắt 1 tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống những tuần đầu chỉ tăng trung bình 22,4 cm/tuần (ở giai đoạn 2 - 4 tuần) nhưng giai đoạn 6 – 8 tuần tốc độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 tăng trưởng chiều cao lên tới 61,8 cm/tuần. Trong đó giống OPV7 có tốc độ tăng trưởng chiều cao ở giai đoạn 6 – 8 tuần nhanh nhất, thấp nhất là giống SS506.

Sau khi cắt lần 1, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chỉ ở mức trung bình, tốc độ tăng dần tới giai đoạn 6 – 8 tuần sau cắt lại giảm. Do điều kiện thời tiết giai đoạn này ít mưa, khô hạn do đó tốc độ tăng trưởng chiều cao cây bị hạn chế. Tuy điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng sau 8 tuần sau cắt 1, chiều cao của các giống vẫn đạt trên 160 cm đảm bảo năng suất chất xanh khi thu cắt.

4.1.2. Động thái ra lá và số lá cuối cùng của các giống cao lương trong thí nghiệm nghiệm

Lá chính là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ tích lũy vào các cơ quan kinh tế tạo nên năng suất cây trồng. Số lá trên cây càng nhiều, năng suất chất xanh của cây càng cao. Số lá trên thân chính có thể nhiều ít khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống. Qua theo dõi động thái ra lá của các giống cao lương trong thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.3.

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)