Đv: lá/thân chính Giống 2TST 4TST 6TST 8TST 2TSC1 4TSC1 6TSC1 8TSC1 OPV86 3,7 6,1 6,8 8,1 3,3 5,3 7,3 7,6 OPV 88 3,8 6,5 6,9 9,8 3,6 5,5 7,3 7,9 OPV 7 3,9 5,5 6,9 7,8 3,0 5,4 7,2 7,8 OPVS21 4,2 6,5 8,0 8,2 3,3 5,3 7,2 8,0 SS506 4,5 6,4 6,7 8,4 3,7 5,7 7,7 8,2 S21 3,5 5,5 6,3 8,3 3,0 5,3 7,1 7,8 LSD0.05 0,40 0,54 0,51 0,82 0,39 0,36 0,48 0,57 CV% 14,0 12,3 10,1 13,4 15,9 9,0 9,1 9,9 Ghi chú: CV%: Sai số thí nghiệm; LSD0.05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%
TST: Tuần sau trồng TSC1: Tuần sau cắt 1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 Số lá trên thân chính của các giống không giống nhau ở các giai đoạn sinh trưởng. Qua các giai đoạn sinh trưởng số lá trên thân chính của các giống tăng lên, khi trên cây xuất hiện lá đòng thì cây đạt số lá cuối cùng.
Hai tuần sau trồng, số lá trên thân chính của các giống trong thí nghiệm chỉ trung bình 3,9 lá. Trong đó có 2 giống SS506 và OPVS21 có số lá cao nhất, thấp nhất là giống S21 (3,5 lá), các giống OPV86, OPV88, OPV7 chỉ ở mức trung bình có số lá từ 3,7 lá đến 3,9 lá.
Sau 6 tuần trồng, các giống lại có sự thay đổi rỗ rệt. Thời kỳ này cây đang phát triển mạnh mẽ, quang hợp nhiều để tạo ra nhiều vật chất tích lũy trong cây. Lúc này giống OPVS21 có số lá cao nhất (8,0 lá) và thấp nhất là S21 với 6,3 lá.
Sau 8 tuần sinh trưởng, số lá trên thân chính đạt tối đa. Số lá của các giống cao lương trong thí nghiệm dao động từ 8,1 đế 9,8 lá. Đây là thời kỳ cây chuẩn bị trỗ bông - thu hoạch chất xanh, vì vậy số lá lúc này có vai trò lớn, quyết định đến năng suất chất xanh của cao lương. Giống OPV88 đạt số lá cuối cùng cao nhất (9,8 lá) có sự khác biệt rõ rệt với các giống còn lại. Giống OPV7 có số lá cuối cùng thấp nhất so với các giống còn lại, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Sau khi cắt lứa 1, số lá trên thân giảm hơn so với giai đoạn sinh trưởng trước cắt 1. Tuy nhiên đối với nhánh cây ở giai đoạn tái sinh số lá vẫn ở mức cao. 2 tuần sau cắt 1, số lá của các giống trong thí nghiệm đã đạt trung bình 3,3 lá, chỉ kém 0,6 lá so với cùng kỳ trước khi cắt lứa 1. Các giai đoạn tiếp theo ở 4 tuần sau cắt, 6 tuần sau cắt số lá lại tiếp tục tăng.
Đến 8 tuần sau cắt, số lá của các giống đạt trung bình 7,9 lá. Tuy nhiên giữa các giống, số lá không có sự khác biệt lớn, sự sai khác nhau ở mức ý nghĩa. Trong đó giống SS506 đạt số lá cao nhất (8,2 lá) và OPV86 có số lá ở các nhánh tái sinh thấp nhất (7,6 lá).
Khi tốc độ ra lá nhanh thì khả năng quang hợp của cây nhiều, do đó liên quan tới khả năng tích lũy chất khô của các giống cao lương. Tốc độ ra lá của cây nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố giống, giai đoạn sinh trưởng và ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng, nước,…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Ở giai đoạn sinh trưởng từ trồng tới lần cắt 1, tốc độ ra lá từ tuần 2 – 4 tuấn sinh trưởng cao nhất, trung bình đạt 1,1 lá/tuần. Trong đó giống OPVS21 có tốc độ ra lá cao nhất, SS506 có tốc độ ra lá thấp nhất. Sau 4 – 6 tuần sinh trưởng tốc độ ra lá lại giảm, tốc độ ra lá chỉ đạt 0,4 lá/tuần.
Ở giai đoạn sau cắt 1, tốc độ ra lá có xu hướng giảm dần từ 2 tuần sau cắt tới lứa cắt 2. Ở 2 – 4 tuần sau cắt 1, tốc độ ra lá đạt 1,1 lá/tuần, sau càng giảm dần 0,9 lá/tuần (4 – 6 tuần sau cắt 1) và chỉ còn 0,29 lá/tuần (6 – 8 tuần sau cắt 1). Ở giai đoạn sau cắt 1, nhiệt độ cao, ít mưa và khô do đó không thuận lợi cho cây cao lương sinh trưởng phát triển.
Bảng 4.4. Tốc độ ra lá của các giống cao lương Đv: lá/tuần