Diện tích lá của các giống cao lương qua các lần cắt

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 40 - 43)

La ct 1 La ct 2 Ging Din tích lá/cây (m2 lá/cây) LAI(m2 lá/ m2đất) Din tích lá/cây (m2 lá/cây) LAI(m2 lá/ m2đất) OPV86 0,66 4,43 0,52 3,48 OPV 88 0,72 4,80 0,63 4,21 OPV 7 0,59 3,92 0,50 3,35 OPVS21 0,47 3,14 0,36 2,43 SS 506 0,67 4,47 0,53 3,58 S21 0,54 3,59 0,50 3,35 LSD0.05 0,07 0,50 0,07 0,44 CV% 16,9 17,8 16,9 17,8

Ghi chú: Lứa cắt 1: Sau gieo 60 ngày – xoắn nõn Lứa cắt 2: Sau cắt lứa một 45 ngày CV%: Sai số thí nghiệm;LSD0.05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%

Ở lứa cắt 1, diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các giống cao lương trong thí nghiệm có sự biến động khác nhau, diện tích lá dao động từ 0,47 – 0,72 m2 lá/cây, chỉ số diện tích lá tương ứng dao động trong khoảng 3,14 – 4,80 m2 lá/m2đất. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các giống có sự phân chia theo các nhóm khác nhau. Nhóm giống có diện tích lá và chỉ số diện tích lá cao nhất gồm giống OPV88 (diện tích lá 0,72 m2 lá/cây, LAI 4,80 m2 lá/m2 đất), OPV86 (diện tích lá 0,66 m2 lá/cây, LAI 4,43 m2 lá/m2 đất) và SS506 (diện tích lá 0,67 m2 lá/cây, LAI 4,47 m2 lá/m2 đất), nhóm các giống OPV7 (diện tích lá 0,59 m2 lá/cây, LAI 3,92 m2 lá/m2 đất) và S21 (diện tích lá 0,54 m2 lá/cây, LAI 3,59 m2 lá/m2 đất) có diện tích lá và LAI trung bình, thấp nhất là OPVS21 (diện tích lá 0,47 m2 lá/cây, LAI 3,14 m2 lá/m2đất), các nhóm này khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học.

Đến lứa cắt 2, số nhánh trên khóm nhiều hơn, do đó số lá trên khóm nhiều. Dinh dưỡng cần cho cây sinh trưởng phát triển nhánh nhiều hơn. Tuy số lượng lá/gốc nhiều nhưng lá nhỏ, ngắn hơn, diện tích của 1 lá bé hơn so với trước. Diện tích lá của các giống dao động trong khoảng 0,36 – 0,63 m2 lá/cây, LAI tương ứng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 dao động trong khoảng 2,43 – 4,21 m2 lá/m2 đất. Trong đó giống OPV88 có diện tích lá và LAI (diện tích lá 0,63 m2 lá/cây, LAI 4,21 m2 lá/m2 đất) cao nhất, giống OPVS21 có diện tích lá và LAI tương ứng thấp nhất (diện tích lá 0,36 m2 lá/cây, LAI 2,43 m2 lá/m2đất).

Qua quá trình theo dõi hình thái cây và lá các giống cao lương trong thí nghiệm, các giống cao lương thụ phấn tự do (OPV86, OPV88, OPV7, OPVS21) có kích thước lá to hơn, bản lá rộng hơn giống lai SS506 và giống địa phương S21. Nhưng các giống OPV lại có chiều dài lóng thân dài hơn S21 và ngắn hơn chiều dài lóng thân của giống SS506. Giống S21 có chiều cao thấp, lóng thân ngắn và kích thước nhỏ hơn. Trong các giống OPV, giống OPV88 là giống có chiều cao cây ở mức trung bình, số nhánh nhiều, số lá xanh trên cây cao, lá to, rộng bản và dài. Do đó diện tích lá và chỉ số diện tích lá giống OPV88 cả lứa cắt 1 và lứa cắt 2 đều ở mức cao.

4.2.2. Chỉ số SPAD của các giống cao lương qua các lần cắt

Diệp lục là sắc tố chính có vai trò quan trọng nhất trong quang hợp nhờ 3 vai trò quan trọng: Hấp thụ ánh sáng mặt trời; vận chuyển năng lượng vào trung tâm phản ứng; và tham gia biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tại trung tâm phản ứng. Chính vì vậy hàm lượng diệp lục trong lá càng cao cũng góp phần giúp khả năng quang hợp mạnh.

Chỉ số SPAD là chỉ số có tương quan thuận với nồng độ Chlorophyll trong lá. Chỉ số SPAD cao thì nồng độ Chlorophyll trong lá cao và ngược lại. Như vậy, giống có chỉ số SPAD cao chứng tỏ khả năng quang hợp tổng hợp vật chất của giống đó đạt hiệu quả cao, thể hiện ở năng suất cao và ngược lại, giống nào có chỉ số SPAD thấp thì hiệu quả quang hợp của giống đó không cao, dẫn tới năng suất thấp. Tiến hành đo chỉ số SPAD của các giống tham gia thí nghiệm bằng máy đo SPAD tại các lần cắt, thu được kết quả trình bày ở bảng 4.7.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Bng 4.7. Ch s SPAD ca các ging cao lương qua các ln ct

Ging La ct 1 La ct 2 OPV86 47,7 49,4 OPV 88 45,3 49,5 OPV 7 44,9 47,5 OPVS21 44,6 47,7 SS506 50,2 51,2 S21 38,6 44,0 LSD0.05 10,1 6,1 CV% 3,31 2,14

Ghi chú: Lứa cắt 1: Sau gieo 60 ngày – xoắn nõn Lứa cắt 2: Sau cắt lứa một 45 ngày CV%: Sai số thí nghiệm;LSD0.05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%

Chỉ số SPAD ở lứa cả 2 lứa cắt của các giống biến động nhiều nhưng không có sự khác nhau rõ rệt.

Ở lứa cắt 1, chỉ số SPAD dao động từ 38,6– 50,2. Các giống OPV (OPV86 47,7), OPV88 (45,3), OPV7 (44,9) OPVS21 (44,6)) đều có chỉ số SPAD cao hơn giống S21 (38,5) và thấp hơn giống SS506 (50,2).

Chỉ số SPAD đo ở lứa cắt 2 của các giống trung bình (48,2) cao hơn so với lứa cắt 1 (45,2). Tương tự như lứa cắt 1, giống SS506 có chỉ số SPAD cao nhất (51,2 và S21 có chỉ số SPAD thấp nhất (44,0). Các giống OPV chỉ ở mức trung bình, trong đó OPV88 có chỉ số SPAD (49,5) cao hơn các giống OPV khác.

Trong các giống cao lương OPV, OPV86, OPV88 có chỉ số SPAD cao hơn các giống khác ở cả 2 lứa cắt.

Giai đoạn sinh trưởng trước cắt 1, cây sinh trưởng phát triển mạnh, lá cây to và rậm rạp, do đó chỉ số SPAD giảm, tức hàm lượng Chlorophyll giảm. Còn ở lứa cắt 2, cây sinh trưởng giảm nên mật độ lá giảm, lá không bị che khuất ánh sáng. Do đó hàm lượng Chlorophyll trong lá cao hơn, tức chỉ số SPAD cao hơn giai đoạn trước.

Tuy nhiên ở cả 2 lứa cắt, chỉ số SPAD của các giống không khác nhau ở mức ý nghĩa thống kê 95%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Sự chênh lệch chỉ số SPAD giữa nhóm giống OPV và cao lương lai SS506 là không đáng kể từ 2,7 (lứa cắt 1) đến 4,6 (lứa cắt 2). Tuy nhiên lại chênh lệch nhiều giữa nhóm giống OPV và giống địa phương S21. Điều này chứng tỏ, các giống cao lương OPV có chỉ số SPAD hay là hàm lượng Chlorophyll trong lá tương đương với cao lương lai. Như vậy khả năng quang hợp, tổng hợp vật chất, tiềm năng năng suất của các giống OPV cao tương đương giống cao lương lai SS506.

4.3. Kết quả phân tích thành phn dinh dưỡng của các giống cao lương trong thí nghiệm thí nghiệm

4.3.1. Hàm lượng đường trong thân (Brix)

Hàm lượng đường trong thân được thể hiện dưới độ Brix của các giống, đây là chỉ tiêu ảnh hưởng đến chất lượng giống. Độ Brix được quyết định bởi giống và hàm lượng nước trong thân, hàm lượng nước nhiều thì độ brix giảm và ngược lại. Các giống khác nhau thường có độ Brix khác nhau, thậm chí trong cùng một giống các cây đo trong điều kiện, vị trí trên cây khác nhau, chúng có độ Brix khác nhau. Để đánh giá hàm lượng đường trong thân của các giống cao lương tham gia thí nghiệm, chúng tôi tiến hành đo độ Brix của các giống qua các lần cắt và thu được bảng 4.8.

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)