Động thái ra nhánh của các giống cao lương thí nghiệm

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 38 - 40)

Đv: nhánh Giống 2TST 4TST 6TST 8TST 2TSC1 4TSC1 6TSC1 8TSC1 OPV86 0,0 0,9 1,3 1,1 3,3 3,5 3,5 3,3 OPV 88 0,0 0,6 1,0 1,2 3,7 3,9 3,6 3,6 OPV 7 0,0 0,6 1,1 1,2 3,1 3,4 3,5 3,3 OPVS21 0,0 0,7 1,0 1,1 3,1 3,5 3,4 3,3 SS506 0,0 0,9 1,2 1,1 3,9 3,9 3,6 3,6 S21 0,0 0,7 1,1 1,1 3,1 3,6 3,7 3,5 LSD0.05 0,45 0,43 0,41 0,41 CV% 18,7 16,1 16,0 16,4

Ghi chú: CV%: Sai số thí nghiệm;LSD0.05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%

TST: Tuần sau trồng TSC1: Tuần sau cắt 1

Cắt 1: Sau gieo 60 ngày Cắt 2: Sau cắt lứa một 45 ngày

Tất cả các giống cao lương trong thí nghiệm ở giai đoạn 2 tuần sinh trưởng chưa đẻ nhánh. Sau 4 tuần sinh trưởng bắt đầu phân nhánh và số nhánh tăng dần đến khi cắt 1. Tuy nhiên số nhánh trên cây chỉ đạt trung bình 1,1 nhánh. Trong đó giống OPV88, OPV7 có số nhánh cao nhất 1,2 nhánh, thấp nhất là OPVS21 và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 SS506 với 1,07 nhánh. Trong giai đoạn này, tất cả các giống cao lương trong thí nghiệm đều đẻ nhánh ít, chủ yếu sinh trưởng thân chính, các chồi nhánh bị ức chế.

Sau cắt 1, thân chính bị loại bỏ, chồi bên sinh trưởng mạnh. Trung bình số nhánh của các giống cao lương đạt trên 3 nhánh/gốc. Số nhánh có giai đoạn tăng lên sau đó lại giảm do trong quá trình sinh trưởng có nhánh mọc thêm nhưng vì điều kiện khô, nhiệt độ cao do đó những nhánh mới không phát triển được. Chỉ những nhánh có sức sinh trưởng mạnh mới tồn tại và phát triển. Trong các giống cao lương thí nghiệm, giống OPV88 và SS506 có số nhánh cao nhất (3,6 nhánh), giống OPVS21 có số nhánh thấp nhất (3,3 nhánh), nhưng về mặt thống kê các giống lại không khác nhau có ý nghĩa.

4.2. Đặc điểm sinh lý của các giống cao lương trong thí nghiệm

Tại các lứa cắt, chúng tôi tiến hành đo các chỉ tiêu sinh lý. Mỗi công thức tiến hành đo 5 cây tại 5 điểm theo đường chéo khác nhau.

- Lứa cắt 1: tiến hành sau khi trồng 60 ngày, cây cao lương đang ở giai đoạn xoáy nõn, chuẩn bị trỗ.

- Lứa cắt 2: Sau lứa cắt một 45 ngày.

Trước khi cắt, chúng tôi tiến hành đo chỉ số SPAD. Sau đó tiến hành lấy mẫu các cây này đểđo diện tích lá và phân tích các thành phần dinh dưỡng trong thân lá.

4.2.1. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống cao lương qua các lần cắt lần cắt

Đối với mọi cây trồng, lá là cơ quan quang hợp chính của cây. Lá to, rộng, dài và xanh thì diện tích lá lớn thì cơ quan quang hợp càng nhiều, và ngược lại lá bé, nhỏ, màu sắc lá không xanh tươi thì diện tích lá thấp, cây sinh trưởng phát triển yếu. Chính vì vậy diện tích lá liên quan chặt chẽ tới năng suất chất xanh của cây. Để lựa chọn giống cao lương có năng suất chất xanh cao làm thức ăn cho gia súc, cần chọn ra giống có diện tích lá lớn, chỉ số diện tích lá tối ưu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Một phần của tài liệu Năng suất chất xanh và thành phần dinh dưỡng của một số giống cao lương thụ phấn tự do (OPV) làm thức ăn gia súc tại mộc châu sơn la (Trang 38 - 40)