sở giữ vững độc lập dân tộc tự chủ, phát huy bản sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Thứ tư, đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp
Để đƣa công cuộc đổi mới đi tới thành công không những phải giữ vững đƣợc định hƣớng đúng đắn mà phải có bƣớc đi, hình thức và cách làm thích hợp. Thực tiễn cải cách, cải tổ ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa đã cho thấy nếu xác định đúng mục tiêu song không xác định đúng phƣơng thức tiến hành, cách làm, lộ trình và bƣớc đi phù hợp thì cũng không thể thành công. Đối với Đảng ta, đổi mới là một sự nghiệp có tính chất cách mạng sâu sắc, toàn diện, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, đổi mới phải tiến hành đồng bộ, toàn diện trên tất cả các mặt. Tuy nhiên, phải có sự tính toán cẩn thận các bƣớc đi, hình thức, cách làm phù hợp, phải nắm lấy khâu then chốt chủ yếu trong mỗi thời kỳ. Để xác định đúng bƣớc đi và cách làm phù hợp, điều quan trọng là phải nắm vững các mối quan hệ biện chứng chủ yếu trong đời sống xã hội, đó là quan hệ giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị, giữa kinh tế và văn hoá - xã hội, giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh…, trong đó xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của bài học này trong sáu bài học chủ yếu của chặng đƣờng 10 năm đổi mới. Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bƣớc đổi mới chính trị. Phát huy dân chủ, khắc phục những hiện tƣợng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời chống mọi khuynh hƣớng dân chủ cực đoan, quá khích, mọi âm mƣu lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm gây rối chính trị chống phá chế độ, can thiệp vào nội bộ nƣớc ta” [22, 14].
83
Thứ năm, phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân
Thực tiễn cho thấy, sự lãnh đạo đứng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi. Vì vậy, phải thƣờng xuyên tiến hành xây dựng và chỉnh đốn Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, coi việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, dân chủ hoá xã hội, mở cửa, hội nhập quốc tế là nhiệm vụ sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng.
Tóm lại, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng luôn trung thành với các quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó đặc biệt chú ý vận dụng phép biện chứng duy vật. Việc vận dụng này đƣợc thể hiện tập trung trong việc lựa chọn con đƣờng phát triển chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Trong bất kỳ tình huống, hoàn cảnh lịch sử nào Đảng và nhân dân ta vẫn luôn lựa chọn con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên nhận thức về con đƣờng ấy đang ngày càng trở nên sống động hơn ở chỗ từ con đƣờng với tƣ cách là mục tiêu, lý tƣởng tới con đƣờng là sự vận động của hiện thực đất nƣớc để vƣơn tới mục tiêu lý tƣởng đó, từ con đƣờng là hiện thực còn sơ khai, giản lƣợc tới con đƣờng rõ nét, ngày càng toàn diện dẫn tới gần mục tiêu hơn thông qua hàng loạt quá trình phủ định biện chứng, phủ nhận chủ nghĩa tƣ bản với tính cách là một chế độ xã hội, phủ nhận sự đốt cháy giai đoạn, phủ nhận mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ… Và cứ nhƣ thế, Việt Nam đã xác lập bƣớc đầu một khái niệm với nội hàm khá đầy đủ và hệ thống về chủ nghĩa xã hội: vừa là mục tiêu, vừa là sự vận động