Nhƣ vậy, đƣa cả nƣớc thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội là một sự lựa chọn mới trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Đây là lựa chọn trực tiếp con đƣờng xã hội chủ nghĩa cho cả nƣớc sau khi cách mạng dân tộc dân chủ hoàn thành. Sự lựa chọn ấy mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ cả nƣớc bắt tay vào sự nghiệp kiến thiết chế độ xã hội chủ nghĩa - chế độ xã hội mà cả dân tộc, nhân dân ta trông đợi bao năm kể từ khi đƣợc Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Tóm lại, Đảng ta nỗ lực tìm tòi và hình thành một cách cơ bản, có hệ thống những quan điểm về chủ nghĩa xã hội trên nửa nƣớc trong điều kiện cả nƣớc có chiến tranh, là tình hình rất đặc thù. Nếu năm 1930, đƣờng lối đi lên chủ nghĩa xã hội đƣợc hình thành nhƣ một mục tiêu lý tƣởng, khoảng thời gian 30 năm sau đó đƣợc phác thảo và bổ sung những nét đại cƣơng, những nhiệm vụ cụ thể còn hạn chế, tới Đại hội III thể hiện quan trọng trong quan điểm lý luận và tổ chức thực tiễn về con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội, thì 15 năm tiếp theo đó trở thành chặng đƣờng quan trọng để Đảng và nhân dân ta trải nghiệm, tiếp tục tìm tòi những vấn đề về chủ nghĩa xã hội, về con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện nƣớc ta với tinh thần độc lập, tự chủ của mình. Cũng trong giai đoạn này nhờ vận dụng và xử lý một cách biện chứng mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp mà Đảng và nhân dân ta đã thực hiện thành công công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam, kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là điểm mở đầu đƣa cả nƣớc cùng tiến lên con đƣờng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó,
quan niệm về bước quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa cũng được cụ thể hoá. Tuy nhiên, quan niệm về sự bỏ qua giai đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa trong giai đoạn này chƣa đƣợc nhận thức một cách