nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Quan điểm này đã đƣợc khẳng định trong đƣờng lối kinh tế của Đại hội IV nhƣ sau: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đƣa nền kinh tế nƣớc ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ƣu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nƣớc thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ƣơng vừa phát triển kinh tế địa phƣơng; kết hợp kinh tế trung ƣơng với kinh tế địa phƣơng trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lƣợng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cƣờng quan hệ phân công, hợp tác, tƣơng trợ với các nƣớc xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nƣớc khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi” [15, 67 - 68]. Đƣờng lối kinh tế trên đây khắc phục đƣợc thiếu sót coi nhẹ vai trò của nông nghiệp trong tình hình cụ thể của nƣớc ta lúc bấy giờ, trở lại với quan điểm đã đƣợc Hồ Chí Minh nêu ra ngay từ tháng 12 - 1954 rằng “mấy năm kháng chiến, ta chỉ có nông thôn, bây giờ mới có thành thị… Nếu muốn công nghiệp hoá gấp thì là chủ quan. Cho nên trong kế hoạch phải tăng tiến nông nghiệp. Làm trái với Liên Xô, đó cũng là mácxít… Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ƣu tiên, rồi thì đến thủ công nghiệp, sau đó mới đến công nghiệp nặng” [61, 572 - 573].
Tuy vậy, Việt Nam là một nƣớc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp phân tán, manh mún, kỹ năng sản xuất thấp kém; công nghiệp hầu nhƣ không có; nguồn lực con ngƣời phục vụ nền sản xuất lớn còn hạn chế, lại tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội nhƣ ở các nƣớc có nền công nghiệp tƣơng đối phát triển là vô cùng khó khăn. Chính điều đó đã gây ra những