tƣ bản chủ nghĩa. Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có ý nghĩa quyết định nhất đối với cách mạng cả nƣớc, đối với sự nghiệp thống nhất nƣớc nhà. Cách mạng miền Nam có tác dụng trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hoà bình thống nhất đất nƣớc, hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cách mạng ở hai miền đều nhằm mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nƣớc.
Tóm lại, để tiếp phát triển con đƣờng xã hội chủ nghĩa đã đƣợc lựa chọn, trong giai đoạn này cách mạng nƣớc ta đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, nhƣng đều chung mục đích cơ bản, trực tiếp là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ và đều chung mục tiêu lâu dài đƣa cả nƣớc cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây chính là sự xác định hay lựa chọn những bƣớc đi thích hợp của con đƣờng cách mạng nƣớc ta và cũng phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại [10, 163 - 164]. Nêu cao trách nhiệm trƣớc lịch sử và dân tộc, nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng và hoà bình, vận dụng đúng đắn quy luật của chiến tranh cách mạng và quy luật cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc, trên cơ sở phân tích, đánh giá chỗ mạnh và chỗ yếu của kẻ thù, Đảng ta đã xác định con đƣờng cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và con đƣờng giải phóng dân tộc ở miền Nam. Sự lựa chọn con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa này không có nghĩa là sự thay đổi hoàn toàn trong nhận thức của Đảng và nhân dân ta, mà đó là sự phát triển có tính chất kế thừa, phát triển và bổ sung về mô hình và đặc biệt là phương thức hiện thực hoá mô hình về con đường xã hội chủ nghĩa