phát triển cao dựa trên lực lƣợng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tƣ liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con ngƣời đƣợc giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hƣởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; Các dân tộc trong nƣớc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nƣớc trên thế giới” [20, 8 - 9].
Nhƣ vậy, mô hình về chủ nghĩa xã hội đã bao quát cả sáu lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, con ngƣời, dân tộc và quan hệ quốc tế. Mô hình này là hình ảnh về tƣơng lai của dân tộc Việt Nam trong quá trình đấu tranh, lao động dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây không phải là mô hình về một chế độ xã hội đã có trong hiện thực, mà là mô hình phản ánh chế độ xã hội có thể có, đƣợc hình thành từ nhiều khả năng, điều kiện khách quan đang nảy sinh, phát triển trong hiện thực của mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc ta và lịch sử xã hội loài ngƣời nói chung. Vì thế nó không phải là một chế độ cố định, mà trái lại đang sinh thành cả trong nhận thức và trong hiện thực. Ngoài quá trình khách quan là những quy luật, những yếu tố, xu hƣớng quyết định sự hình thành mô hình lý luận về chủ nghĩa xã hội, còn phải kể đến vai trò của nhân tố chủ quan trong việc nắm bắt các quy luật khách quan, trong việc tạo ra kết cấu lý luận ấy và trong việc định hƣớng, triển khai nó trong thực tiễn. Do sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực cho nên việc tổng hợp, xác định mô hình của chủ nghĩa xã hội càng cho thấy rõ tính sáng tạo của Đảng, một sự sáng tạo hợp quy luật. Mô hình ấy đã tránh đƣợc sự rập khuôn, máy móc. Nói một cách khái quát nhƣ C.Mác: “Con ngƣời làm ra lịch sử của chính mình, nhƣng không phải làm theo ý muốn tuỳ tiện của mình, trong những điều kiện tự mình chọn lấy, mà là trong những điều kiện trực tiếp có trƣớc mặt,