nghĩa xã hội là “con rắn bảy đầu” và trong những năm qua, “con rắn” ấy đã hy sinh một vài cái đầu để cứu cả cơ thể của nó” [34, 62]. Rõ ràng, từ trong tâm lý hoảng hốt ấy, đã chứa đựng sự thừa nhận trƣớc một sự thật hiển nhiên là lý tƣởng cộng sản không thể bị thủ tiêu, chủ nghĩa xã hội tiếp tục tồn tại và phát triển, và do đó chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn hàm chứa một sức sống bất diệt. Chủ nghĩa xã hội vẫn là xu thế của thời đại mà loài ngƣời đang hƣớng tới.
Bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ, nổi bật là cách mạng thông tin mà đặc trƣng là kỹ thuật điện tử. Cuộc cách mạng này đã tạo nên một chất lƣợng mới của lực lƣợng sản xuất cả về trình độ kỹ thuật và tính chất xã hội của nó, đó là hệ thống công nghệ mới mà nòng cốt là máy tính điện tử. Hệ thống đó đã tạo nên sự phân công lao động xã hội rộng lớn và sâu sắc trên phạm vi quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá, trƣớc hết là về kinh tế. Từ đó, hình thành nên một nền kinh tế tri thức rộng khắp trên thế giới. Chủ nghĩa tƣ bản đang chi phối nền kinh tế thế giới nhờ nắm đƣợc những thành tựu khoa học - công nghệ mới nhất. Do đó, cuộc cạnh tranh kinh tế, thƣơng mại, khoa học, công nghệ diễn ra ngày càng gay gắt. Không những thế, quá trình toàn cầu hoá cũng đã thức tỉnh mạnh mẽ những đặc điểm truyền thống của mỗi khu vực, châu lục về tôn giáo, phong tục, lối sống, nền văn minh…, và biến chúng trở thành những yếu tố hữu cơ của quá trình hội nhập, phát triển. Nhƣng, cho dù chủ nghĩa tƣ bản có nhiều thay đổi về nội dung và hình thức nhƣ vậy, nhƣng nó vẫn chứng tỏ tính tất yếu bị vƣợt bỏ của nó. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã giành và giữ đƣợc nền độc lập của mình, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tƣ bản về cơ bản đã bị đạp tan, đó cũng là thất bại của chủ nghĩa tƣ bản. Những thành tựu to lớn trong kinh tế, khoa học, công nghệ và văn hoá mà loài ngƣời đã và đang tạo