theo kháng chiến từ đầu. Ở vùng tự do, địa chủ vẫn tồn tại hợp pháp, công khai, song vị trí của tầng lớp địa chủ, phong kiến không còn nhƣ trƣớc. Uy thế của họ đã suy giảm rõ rệt. Ở vùng tạm chiếm, hàng vạn cán bộ chiến sĩ hoạt động bí mật, rất có uy tín trong quần chúng.
Ngay sau khi hoà bình lập lại, bộ máy hành chính, quân sự của hai thể chế đối lập trên vẫn tồn tại ở hai vùng khác nhau. Trong thời kỳ tiếp quản bộ máy hành chính, quân sự của địch bị giải thể.
Nhƣ vậy, có thể nói từ tháng 7 - 1954 đến tháng 5 - 1955, ở miền Bắc cũng nhƣ cả nƣớc có sự biến đổi chính trị - xã hội sâu sắc. Về cơ bản việc đất nƣớc bị chia cắt làm hai miền đã chuyển những thế lực chính trị đối lập nhau từng tồn tại trong các địa phƣơng về hai vùng riêng biệt. Miền Bắc thu nhận về phía mình lực lƣợng kháng chiến, chủ yếu là bộ phận thoát ly, mà bản thân lực lƣợng này có nguồn gốc giai cấp, xã hội khác nhau, từng chống Pháp ở phía Nam và mặt khác đào thải về mặt chính trị, xoá bỏ các tổ chức xã hội từng làm công cụ cho thực dân Pháp. Đây là bƣớc đầu tiên quan trọng nhất trong tiến trình giải kết cấu xã hội thực dân - phong kiến ở miền Bắc.
Trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, các giai cấp tƣ sản, tiểu thƣơng, tiểu chủ trở thành lực lƣợng lao động chính. Vào cuối năm 1960, ở miền Bắc trên căn bản chỉ còn hai giai cấp công nhân và nông dân đang trong quá trình tập thể hoá. Hiện tƣợng phân hoá giai cấp bị xoá bỏ. Giai cấp bóc lột bị thủ tiêu về mặt xã hội. Một xã hội đa cực đƣợc thu gọn lại trong kết cấu đóng, hai mặt, hoặc ở khu vực kinh tế toàn dân, hoặc ở khu vực kinh tế tập thể.
Xuất phát từ tình hình trong nƣớc và quốc tế cùng với những tìm tòi cả về thực tiễn và lý luận, xuất phát từ thực tiễn cách mạng miền Nam, từ quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa về kinh tế, xã hội ở miền Bắc, phân tích