sao chép một mô hình nào, từ đó tìm những hình thức và bƣớc đi thích hợp. Điều đó chỉ có thể thực hiện đƣợc khi kết hợp đƣợc vai trò tiên phong của Đảng với nhiệt tình cách mạng, động lực trực tiếp to lớn thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo của phong trào quần chúng. Muốn vậy, điều kiện tiên quyết là chủ trƣơng, chính sách đổi mới phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân. Khi công cuộc đổi mới đƣợc thực hiện vì nhân dân, nó sẽ trở thành sự nghiệp của nhân dân. Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân dƣới sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định nhất thành công của đổi mới.
Thứ ba, phát huy cao độ nội lực, đồng thời khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại
Bài học này đƣợc đúc kết từ toàn bộ thực tiễn cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng nhƣ trong bƣớc đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra mạnh mẽ, toàn cầu hoá kinh tế và thời đại, càng cần phải kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để đƣa đất nƣớc tiến lên. Đảng luôn xem việc động viên mọi nguồn lực bên trong là chính, đồng thời khai thác tốt những điều kiện thuận lợi mới trong quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trƣờng quốc têd thuận lợi phục vụ công cuộc xây dựng và bảo về đất nƣớc. Truyền thống đại đoàn kết đã làm nên sức mạnh vĩ đại của dân tộc. Trong thực tiễn quá trình đổi mới, Đảng ta coi việc mở rộng và tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh cảu cả dân tộc là một trong những nhân tố cơ bản để vƣợt qua thách thức, tranh thủ thời cơ, thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Song, trong thế giới ngày nay, để phát huy nội lực cần phải mở rộng quan hệ quốc tế. Ngƣợc lại, việc mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế phải trên cơ