Ty Giáo dục, Tài chính K/T Chủ tịch UBHC tỉnh ThanhHoá UBHC các huyện để thi hành Uỷ viên

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông thời kỳ 1954 1975 (Trang 113 - 147)

- UBHC các huyện để thi hành Uỷ viên

- Văn phòng lưu Đã ký

Phụ lục 15

UBHC Tỉnh Thanh Hoá Việt nam dân chủ cộng hoà

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 291 VG/UBTH Thanh Hoá, ngày 24 tháng 3 năm 1975

Quyết định của Uỷ ban hành chính tỉnh Về chế độ chi tiêu cho sự nghiệp giáo dục ở vùng cao và vùng xa xôi hẻo lánh miền núi ThanhHoá

Công tác giáo dục giữ một vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của các dân tộc ở miền núi.

Từ trước tới nay, để tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục miền núi phát triển không ngừng, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 75/TTg/VG ngày 20/6/1965 ban hành chế độ cấp áo cho giáo viên công tác ở vùng cao; chỉ thị số 20/TTg/VG ngày 10-3-1969.

Về công tác giáo dục ở miền núi: Thường vụ Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết số 109/CP ngày 19/6/1973 về một số chsnh sách cụ thể đối với đồng bào các dân tộc và cán bộ vùng cao; Liên Bộ Giáo dục – Tài chính có Thông tư số 18/TT- LB ngày 26/8/1966 về chế độ cấp không sách giáo khoa cho học sinh vùng cao, theo thông tư số 30/TT-LB ngày 28/81974 hướng dẫn thi hành chế độ chỉ tiêu cho sự nghiệp giáo dục ở miền núi.

Để thực hiện cá chỉ thị nghị quyết của Chính phủ và các thông tư liên bộ nói trên, UBHC tỉnh sẽ nghiên cứu để có các quyết định về chế độ chỉ tiêu cho sự nghiệp giáo dục ở miền núi nói chung, riêng đối với vùng cao và vùng xa xôi hẻo lánh, UBHC tỉnh quyết định như sau:

Trong khi chờ đợi quyết định mới của Chính phủ về việc công nhận các xã vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh mà UBHC tỉnh đã đề nghị, thì vẫn tiếp tục thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng và Chính phủ đối với vùng cao ở 18 xã đã được Chính phủ công nhận sau đây:

Phù Nhì, Tam Chung, Quang Chiểu, Trung Lý, Trung Sơn, Trung Thanh, Tam Lư, Sơn Lư, Sơn Điện, Sơn Thuỷ (Quan Hoá), Lâm Phú, Yên Khương (Lang Chánh), Bát Mọt, Xuân Liên, Xuân Lệ, Xuân Chính (Thường Xuân), Thành Sơn (Bá Thước), Xuân Thái (Như Xuân).

2. Về việc mở các hệ thống trường lớp và chế độ đối với trường nội trú, học sinh nội trú vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh

a. Tất cả các lớp vỡ lòng đều được giao cho trường phổ thông cấp I quản lý và giáo viên trong biên chế Nhà nước giảng dạy.

b. ở mỗi chòm hoặc liên chòm gần nhau được mở các lớp vỡ lòng, lớp 1, lớp 2 phổ thông không có nội trú. ở mỗi xã, được tổ chức nội trú cho các trường phổ thông cấp I, cấp II để thu nhận học sinh từ lớp 3 trở lên mà nhà ở xa trường phải ăn ở lại trường mới học được.

c. Trường phổ thông nội trú được cấp:

- Tiền tập thể phí tính theo đầu học sinh ở nội trú 0,50đ một tháng học để mua dầu đèn, sắm dụng cụ văn nghệ, thể dục thể thao.

- Tiền mua dụng cụ nấu ăn và chia thức ăn theo tiêu chuẩn 5 đồng một người thực tế có ăn ở trường, năm sau cấp bổ sung để mua bù các thứ đã hư hỏng.

- Tiền thuê cấp dưỡng để phục vụ cho cán bộ, giáo viên và học sinh thực tế có ăn ở trường (tỷ lệ cấp dưỡng phục vụ theo thông tư số 14/TTg/TN ngày 8/2/1969 của Thủ tướng Chính phủ).

- Kinh phí mua loa truyền thanh và chi phí thường xuyên: nếu trường ở xa hệ thống truyền thanh thì được cấp một đài bán dẫn có thêm loa và được tiền mua pin hàng tháng.

- Hàng năm nhà trường được tổ chức cho học sinh đi thăm quan cơ sở kinh tế, văn hoá, di tích lịch sử và được cấp tiền tàu xe.

d. Học sinh ở nội trú hoặc nửa nội trú được cấp:

- Tiền vệ sinh phí 0,50đ một tháng cho học sinh gái đã đến tuổi trưởng thành.

- Một chiếc chiếu dùng trong 1 năm

- Những con gia đình có khó khăn thì được mượn chăn, áo rét trong những tháng học.

- Những học sinh học ở các trường nội trú, nếu gia đình có khó khăn về lương thực, thu nhập thấp, bình quân nhân khẩu dưới 13 kg lương thực quy thóc đối với học sinh cấp I, 15kg gạo đối với học sinh cấp II, cấp III.

e. Chế độ học phẩm và học bổng

- Học sinh được cấp tiền học phẩn 0,70đ một tháng đối với cấp I, 1 đồng một tháng đối với cấp II và cấp III.

- Đối với học sinh cấp I, ngoài con liệt sĩ được cấp học bổng, cứ 10 em học sinh được cấp 1 xuất học bổng, mỗi xuất một tháng học, để xét cấp cho những học sinh gia đình có khó khăn. Đối với học sinh cấp II, cấp III thì mỗi học sinh được cấp 9đ trong một tháng học. Những học sinh (kể cả cấp I, cấp II, cấp III) ở nội trú, gia đình có nhiều khó khăn, có xã chứng thực thì được cấp học bổng loại đặc biệt 18 đồng một tháng học.

g. Học sinh vỡ lòng, phổ thông, bổ túc văn hoá được cấp sách giáo khoa để học tập, theo đúng thông tư số 18/TT-LB ngày 26/8/1966 của Liên bộ Giáo dục- Tài chính.

h. Học sinh ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh phải xuống vùng thấp học, vì ở nhà không có trường và phải ăn ở tại trường cũng được hưởng mọi chế độ như học sinh học ở các trường vùng cao có ký túc xá.

3. Về chế độ đối với cán bộ, giáo viên công tác ỏ vung cao, vùng xa xôi hẻo lánh

a. Bồi dưỡng chính trị, văn hoá, nghiệp vụ: Cán bộ, giáo viên được tổ chức học tập chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ, ưu tiên, xét chọn đi học các trường của Đảng và Chính phủ, ưu tiên xét chọn đi học các trường trung cấp, đại học, ưu tiên cấp phát tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn giảng dạy. Mỗi trường phổ thông, bổ túc văn hoá được cấp kinh phí mua báo Nhân dân, báo Thanh Hoá, báo Người giáo viên nhân dân, tạp chí Nghiên cứu giáo dục, chuyên san cấp học, ngành học.

b. Lao động tiền lương: việc phân bổ tỉ lệ nâng bậc lương thường xuyên hàng năm cho các huyện và các trường vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh phải cao hơn các nơi khác. Giáo viên dạy các trường phổ thông có nội trú và ăn ở tập thể trong trường, ngoài giờ dạy con chính thức nhận nhiệm vụ quản lý học sinh nội trú thì được phụ cấp bằng 5% lương chính. Giáo viên dạy kiêm lớp được tính toán như sau: Nếu ghép 2 lớp được hưởng 5đ, ghép 3 lớp được hưởng 10đ và kiêm cả vỡ lòng, bổ túc văn hoá, phổ thông thì được hưởng 15đ một tháng.

c. Phương tiện sinh hoạt:

- Việc cấp áo bông, chăn bông cho giáo viên công tác ở vùng cao theo chỉ thị số 73/TTg/VG và chỉ thị số 20/TTg/VG của Thủ tướng chính phủ phải được kịp thời và thường xuyên hàng năm.

- Giáo viên được mua gạo trước hoặc sau 3 tháng và nếu cách vùng khoảng 5km trở lên, cửa hàng lương thực nơi đó phải trả tiền cước vận chuyển.

- Nếu số giáo viên cần ăn ở tập thể mà không đủ tiêu chuẩn để thuê một cấp dưỡng và cũng không có điều kiện tổ chức ăn ghép với cơ quan khác thì được cấp tiền cấp dưỡng phí từ 2đ80 đến 3đ một tháng để tự tổ chức nấu ăn (thông tư số 28/TTg-LB ngày 9/9/1970 của Liên bộ Nội thương-Tài chính).

- Cán bộ, giáo viên thường xuyên công tác ở vùng cao được cấp tiêu chuẩn lương thực cho mỗi người 21 kg một tháng kể cả ăn sáng. (Nghị quyết số 109/CP ngày 19/6/1973 của Hội đồng Chính phủ).

d. Khám và chữa bệnh

- Giáo viên ở xã bệnh viện huyện từ một buổi đường trở lên, khi đau ốm, được điều trị ở trạm y tế xã hoặc ở cơ sở y tế cơ quan, đơn vị gần nhất từ 1-10 ngày, sau thời gian đó nếu chưa khỏi thì chuyển về bệnh viện huyện. Tiền thuốc và tiền bồi dưỡng được thanh toán như điều trị ở bệnh viện huyện nhưng giáo viên phải xuất trước sau mới được thanh toán lại. Trường hợp phải thuê người cáng đi trạm xá hoặc bệnh viện thì được thanh toán tiền thuê.

- Trước khi chuyển vùng, giáo viên nào ốm đau bệnh tật, được kiểm tra sức khoẻ toàn diện ở bệnh viện huyện và tuỳ tình hình sức khoẻ của giáo viên, y bác sĩ hướng dẫn điều trị nội trú, ngoại trú hoặc cho đi điều dưỡng.

Trên đây là các chế độ chi tiêu cho sự nghiệp giáo dục ở vùng núi cao, vùng xa xôi hẻo lánh. Các cấp, các ngành chịu trách nhiệm thi hành quyết định này để tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục miền núi phát triển.

K/T Chủ tịch UBHC tỉnh Thanh Hoá Phó Chủ tịch

Đã kỳ

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông thời kỳ 1954 1975 (Trang 113 - 147)