Bước đầu phát triển giáo dục miền núi, dân tộc ít ngườ

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông thời kỳ 1954 1975 (Trang 26 - 29)

Miền núi Thanh Hoá có 8 huyện, xã, 1571 xóm, chiếm một vị trí quan trọng về chính trị, quân sự và kinh tế. Dân số 376.131 người chiếm tỷ lệ 16,6% dân số trong toàn tỉnh; gồm 10 dân tộc sống xen kẽ với nhau. Miền núi Thanh Hoá có 280 đường biên giới tiếp giáp với Lào, có các nhánh đường chiến lược quan trọng qua Lào, vào Nghệ An, ra Hoà Bình.

Thực hiện chính sách dân tộc của Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ, ngày 6/8/1955, ngành Giáo dục Thanh Hoá đã triệu tập cuộc hội nghị giáo dục miền núi toàn tỉnh với mục đích “phát triển giáo dục miền núi, nâng cao nhận thức của cán bộ về tầm quan trọng và sự cấp thiết của công tác miền Tây và thấy được ý nghĩa của công tác giáo dục góp phần vào việc mưu lợi ích nhân dân, thực hiện chính sách dân tộc” {113, tr.2}.

Tiếp đó, tháng 5/1959, chương trình đào tạo giáo viên miền núi của Ty Giáo dục được phổ biến rộng rãi trong 8 huyện với phương châm nâng cao nhận thức, nâng cao giác ngộ nhiệm vụ cách mạng, chú trọng phát huy nhiệt tình cách mạng, giải quyết tư tưởng đúng mức, có trọng tâm. Phát huy tư tưởng tự do, đẩy mạnh tinh thần thành khẩn, tự giác phê bình và tự phê bình.

Cùng với cuộc vận động “xung thượng” (xung phong lên miền núi) của giáo viên các huyện miền xuôi (năm 1959), bản đồ giáo dục miền núi đã lấp được khá nhiều chỗ trống ở cấp I. Chỉ riêng huyện Hoằng Hoá, đã chi viện cho vùng núi Quan Hoá 52 giáo viên. Đây là một cuộc vận động có ý nghĩa lịch sử. Nhiều giáo viên miền xuôi tình nguyện đi xây dựng giáo dục miền núi đã thực sự làm xoay chuyển tình hình. Có những người sau này đã trở thành cốt cán lãnh đạo sự nghiệp giáo dục miền núi, tự nguyện làm người cán bộ dân vận, tự tạo mọi điều kiện để xây dựng trường lớp, vận động bà con cho con em đến trường. Trường cấp II miền núi đầu tiên được thành lập từ năm 1951 đã thu hút học sinh của 6 huyện miền núi: Ngọc Lặc, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân tập trung về đây học tập {86, tr.148}.

Với mục đích đẩy mạnh phong trào phát triển giáo dục miền núi, kịp thời đuổi kịp miền xuôi, góp phần làm cho nền giáo dục phát triển có kế hoạch và mạnh mẽ, UBHC tỉnh đã có quy định về chế độ thu học phí và chế độ miễn giảm cho các trường miền núi. Đối với chế độ thu học phí, học sinh người Kinh cũng như học sinh người dân tộc đều thống nhất theo một chế độ. Đối với chế độ miễn giảm:

- Học sinh xa trường (10 km trở lên) được giảm 50% số học phí (chỉ áp dụng đối với trường cấp I)

- Gia đình có 3 con đi học, mỗi con được giảm 1/3 học phí

- Học sinh gia đình bị túng thiếu, neo người, sinh hoạt thực sự khó khăn: được giảm 50% đối với cấp I, giảm 1/3 - 2/3 số học phí đối với cấp II {152, tr.8}.

Những trường hợp được miễn là: học sinh là con liệt sĩ, tử sĩ; học sinh là con em dân tộc Mẹo, Tính, Dao...; Học sinh được cấp học bổng; học sinh thuộc các vùng rẻo cao: 12 xã thuộc huyện Quan Hoá; xã Thanh Quan (Huyện Như Xuân) xã Quốc Thanh (Huyện Bá Thước); xã Thạch Lâm (Huyện Thạch Thành); xã Lương Ngọc (Huyện Ngọc Lặc); xã Bát Một (Huyện Thường Xuân).

Các trường lớp mới phát triển, học sinh quá ít, việc vận động học sinh đi học còn nhiều khó khăn... việc thu học phí sẽ được lùi lại.

Nếu như trước cách mạng, cả miền núi của tỉnh chỉ có 10 trường sơ học với khoảng 500 học sinh, thì đến năm học 1959-1960 số lượng học sinh miền núi ở cả 3 cấp I, II và III là 2.746 em {126, tr.15}.Đây được xem là những bước phát triển đặt nền móng, cơ sở cho việc phát triển giáo dục miền núi và vùng dân tộc ít người ở những thời kỳ tiếp theo. Mặt khác, việc thực hiện các chính sách của Đảng và Chính phủ đối sự nghiệp giáo dục ở miền núi, Đảng bộ Thanh Hoá đã không ngừng động viên, khuyến khích con em các dân tộc hăng hái đi học. Cán bộ và giáo viên công tác ở miền núi yên tâm, phấn khởi giảng dạy, đưa sự nghiệp giáo dục miền núi tiến lên, đuổi kịp miền xuôi. Đồng thời, khẳng định sự nghiệp giáo dục ở miền núi có vị trí rất quan trọng trong việc xây dựng cuộc sống mới, con người mới, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng ở địa phương.

Bên cạnh đó, việc thực hiện cấp học bổng cho học sinh, giúp đỡ con em thương binh, liệt sĩ và một số con em bần cố nông đã tạo cho học sinh và nhân dân Thanh Hoá sự hứng khởi, sự tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng-Chính phủ. Trong 4 tháng cuối năm 1955, Ty Giáo dục đã cấp phát học bổng cho học sinh cấp I: 39.804 cân gạo gồm 51 học bổng toàn phần (18 cân); 369 học bổng 2/3 (12 cân); 769 học bổng 1/3 (6 cân). 8 tháng cuối năm 1955, học sinh cấp II được cấp 23.744 cân gạo, gồm 35 học bổng toàn phần (24 cân); 84 học bổng 2/3 (18 cân); 77 học bổng 1/3 (8 cân) {129, tr.3}.

Ngay từ những năm đầu xây dựng nền giáo dục XHCN, Đảng bộ Thanh Hoá đã quan tâm phát triển GDPT không chỉ ở những vùng đồng bằng mà tại các vùng dân tộc ít người, miền núi, con em gia đình chính sách... cũng được đặc biệt chú trọng. Với những chính sách ưu việt đó, giáo dục phổ thông Thanh Hoá được tập

trung phát nhằm củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc và cải thiện sinh hoạt cho nhân dân vùng này, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển giáo dục của cả tỉnh.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông thời kỳ 1954 1975 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)