Tích cực nâng cao chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông thời kỳ 1954 1975 (Trang 41 - 45)

Chất lượng giáo dục là tiêu chí cơ bản phản ánh mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp giáo dục, quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục. Chất lượng giáo dục không tốt thì mục tiêu giáo dục không đạt được.

Do vậy, nhằm tạo thêm điều kiện cho giáo dục phổ thông phát triển vững chắc về chất lượng, Tỉnh uỷ Thanh Hoá chỉ thị về việc tăng cường lãnh đạo công tác giáo dục phổ thông đã chỉ rõ:

- Tập trung chủ yếu cho việc củng cố và nâng cao chất lượng

- Nhà trường phổ thông phải trở thành một trung tâm đào tạo lớp người tương lai xây dựng CNXH

- Ngành giáo dục phát triển mạnh đội ngũ giáo viên - Đại bộ phận học sinh đều được đi học {16, tr.2}.

Thực hiện chỉ thị của Tỉnh uỷ, các nhà trường đã chú ý giáo dục đạo đức, lao động, kiến thức cho học sinh, triển khai phong trào “áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống, trong sản xuất” đồng thời trực tiếp sản xuất nhằm tự túc một phần lương thực, thực phẩm…Các nhà trường thâm nhập sâu vào lao động sản xuất theo phương châm:

Nhà trường là một lực lượng sản xuất. Trong nhà trường, thầy giáo phải dạy cho học sinh nắm vững kiến thức khoa học phổ thông, đó là một yêu cầu của chương trình nhưng đó không phải là tất cả nội dung giảng dạy mà yêu cầu cơ bản nhất, quan trọng nhất là đào luyện con người toàn diện về đức, trí, mĩ, thể; là xây dựng cho học sinh thành những con người mới, những tình cảm cách mạng tốt đẹp, có những tri thức đầy đủ để đáp ứng được những đòi hỏi của việc xây dựng chế độ mới của chúng ta chế độ XHCN {16, tr.26}.

Trong các nhà trường cấp I, việc học tập nội quy 5 điều dạy của Bác Hồ được tổ chức đều đặn. Các trường tập trung giáo dục tư tưởng cho học sinh về hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo XHCN. Các trường tích cực tham gia đấu tranh ủng hộ miền Nam qua các phong trào phản đối luật phát xít 10/59 của Mỹ Diệm, phản đối vụ giết hại Hoàng Lệ Kha; củng cố đội thiếu niên và Đoàn thanh niên, đưa giáo dục tư tưởng vào trong các tiết học của các môn.

Ngoài ra, các trường phổ thông đã tổ chức triển lãm giáo cụ trực quan của cấp I. Cơ sở vật chất toàn diện của nhà trường dần hình thành với các vườn địa lý, vườn sinh vật, phòng văn, sử địa, xưởng mộc, xưởng rèn, khu chăn nuôi, ao cá, thư viện… Nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia lao động và học tập ngay trong lao động. Phong trào kết nghĩa giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất hợp tác xã thủ công nghiệp, xí nghiệp, cơ quan được mở rộng, gắn kinh tế nhà trường với kinh

tế của địa phương. Phong trào học tập “Vì miền Nam ruột thịt” đã đem lại nhiều chuyển biến về mọi mặt hoạt động của nhà trường, đặc biệt là giáo dục ý thức “sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi Tổ quốc cần đến” trong học sinh được thể hiện rõ ràng.

Năm 1961, thực hiện lời kêu gọi thi đua Hai tốt của Hồ Chủ tịch, Ty giáo dục đã phát động “Thi đua Hai tốt học tập Bắc Lý: Dạy thật tốt, Học thật tốt xây dựng nhà trường XHCN”. Phong trào thi đua đã được phát động sâu rộng, khơi dậy tinh thần hào hứng sôi nổi trong ngành giáo dục. Chỉ thị về công tác giáo dục của Tỉnh uỷ cũng chỉ rõ mục đích thi đua học tập Bắc Lý là nhằm thực hiện 5 điểm chủ yếu:

- Phổ cấp vỡ lòng và cấp I cho cả người lớn và trẻ em vào cuối năm 1965 (ở vùng xuôi và vùng thấp của miền núi).

- Quản lý chặt chẽ phong trào phổ thông, học sinh về sản xuất trong xã, quan tâm đến phong trào giáo dục ngoài xã.

- Thực hiện toàn Đảng, toàn dân tham gia xây dựng giáo dục tốt, có cơ sở vật chất và thiết bị tốt để giáo dục con em.

- Đảm bảo chất lượng đào tạo con người mới thích hợp với lứa tuổi

- Xây dựng và phát triển đảng, đoàn, đội tốt trong nhà trường và có đội ngũ giáo viên tốt.

Thực chất của phong trào là dạy thật tốt, học thật tốt, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho nền giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận với gắn liền với thực tế, học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội.

Trong phong trào thi đua Hai tốt, giáo dục Thanh Hoá đã nổi lên các điển hình trong từng cấp học. Nổi bật là Trường cấp I tiểu học Hải Nhân (Tĩnh Gia). Nếu như tại các vùng ven biển, phần lớn dân cư làm nghề đánh cá. Có thời kỳ dài việc học không được coi trọng. Nơi đây từng có câu ngạn ngữ “Chữ nghĩa văn

một minh chứng sống động cho tinh thần học tập và sự thay đổi nhận thức, tư duy của người dân trong vùng kể từ sau cách mạng.

Thành lập năm 1947 (gồm 4 lớp, có 193 học sinh), năm 1962-1963, Trường được công nhận là “Lá cờ đầu của ngành giáo dục Thanh Hoá”. Năm 1966, Trường được Bộ Giáo dục công nhận là “Lá cờ đầu của ngành giáo dục phổ thông

cấp I toàn miền Bắc”. Trường là nơi khởi phát phong trào “Tiếng trống chất

lượng”, “Ba đẹp” (năm 1961-1965); “Điểm 10 thắng Mỹ”, “Hội đèn chống Mỹ

(1965-1973) của ngành Giáo dục Thanh Hoá và miền Bắc. Với quá trình xây dựng, Trường Hải Nhân đã đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu cho ngành. Tại Đại hội tổng kết 3 năm phát động phong trào thi đua Hai tốt, đúc rút kinh nghiệm ở trường

cấp I Hải Nhân (1964), một trong năm tổ đầu tiên của ngành giáo dục toàn miền

Bắc được công nhận tổ Lao động XHCN (1963), ngành giáo dục đã rút ra 5 bài học thực tiễn:

1. Có sự lãnh đạo toàn diện chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng

2. Vận dụng sáng tạo phương châm giáo dục, tranh thủ được sự chỉ đạo của các cấp trong ngành

3. Làm cho sự nghiệp giáo dục thành sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân, tạo ra sức mạnh tổng hợp và môi trường giáo dục rộng lớn.

4. Xây dựng được Hội đồng giáo dục vững mạnh toàn diện

5. Xem trọng việc hoàn thiện cơ sở vật chất, điều kiện quan trọng tạo đà cho giáo dục đi lên.

Cùng với phong trào tích cực xây dựng và học tập điển hình “Hai tốt” của huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hoá được đánh giá là huyện có phong trào khá nhất về giáo dục. Năm 1965, huyện có 47 trường cấp I, 25 trường cấp II và 1 trường cấp III. Tổng số 30.000 học sinh. Trường cấp II Tố Như (Hoằng Lộc) trở thành lá cờ đầu cho các trường cấp II trong tỉnh. Trường cấp I Hoằng Lộc là ngọn cờ thứ 2 sau Hải Nhân {105, tr.18}.

Cùng với không khí thi đua của toàn ngành, GDPT ở miền núi Thanh Hoá ở từng ngành học cũng có những điển hình tiên tiến. Nổi bật là sự đổi thay và khởi sắc của giáo dục Quan Hoá với điểm sáng Phù Nhi-điển hình của giáo dục vùng cao miền Bắc. Trong tổng kết thi đua Hai tốt, nhà trường được UBND tỉnh khẳng định là trường tiên tiến xuất sắc, điển hình đặc sắc cho giáo dục miền núi Thanh Hoá nói riêng, giáo dục vùng cao của toàn quốc nói chung với phương châm “Thầy

tìm trò, trường gần dân, quy mô nhỏ, nhà nước và nhân dân cùng làm”. Thành tựu

đem lại ánh sáng văn hoá, là niềm tin yêu của đồng bào các dân tộc vùng xa xôi hẻo lánh, là sự đóng góp to lớn của nhà trường.

Trong việc tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, công tác lựa chọn học sinh ngoan, giỏi có tác dụng rất lớn trong việc động viên học sinh thi đua học tập. Đặc biệt, thời kỳ này, học sinh giỏi Thanh Hoá lần đầu tiên thắng lợi lớn. Đội Văn đạt giải Nhất đồng đội toàn miền Bắc, đội Toán đạt giải khuyến khích; 12/42 học sinh giỏi Toán của tỉnh được tuyển vào chuyên toán của Bộ {86, tr.76}. Tỷ lệ thi tốt nghiệp phổ thông niên khoá 1962-1963 so với niên khoá 1921-162 cũng có bước khả quan. Cấp I: 157,85%; Cấp II: 148,64%; Cấp III: 93,78% {50, tr.16}.

Có thể nói, những thành tựu mà ngành GDPT đạt được không chỉ mở rộng quy mô, mạng lưới giáo dục mà còn đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc trong cả việc nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng con người mới XHCN.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông thời kỳ 1954 1975 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)