Công ty cổ phần vận tải ô tô Điện Biên (Tiền thân là Công ty vận tải ôtô Tây bắc) Được tách ra tư 1964 và lấy tên là Công ty vận tải ôtô Lai châu. Đến năm 1978 đổi tên thành Công ty vận tải hành khách Lai Châu; Sau đó được bổ sung thêm nhiệm vụ vận tải hàng hoá và đổi tên gọi thành Công ty vận tải ô tô Lai Châu, theo Quyết định số: 244/QĐ-UB ngày 2/7/1994 của UBND tỉnh Lai Châu. Từ thời điểm 01/01/2003 bắt đầu chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, theo Quyết định số: 1935/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Lai Châu; Về việc chuyển đổi cổ phần hóa DNNN Công ty vận tải ô tô Lai Châu thành Công ty cổ phần vận tải ô tô Lai Châu - Nay là Công ty cổ phần vận tải ô tô Điện Biên.
Trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân pháp; Toàn bộ khu Tây Bắc được gọi là khu tự trị Thái Mèo: Công ty vận tải ô tô lúc bấy giờ thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau mười năm kể từ khi Điện Biên Phủ được giải phóng, do yêu cầu phát triển kinh tế nên khu tự trị Việt Bắc được tách ra làm ba phần; Một phần lập Liên tỉnh Sơn La, một phần cắt sang tỉnh Lào Cai còn một phần lập lên tỉnh Lai Châu bây giờ. Kể từ khi thành lập tỉnh; Công ty vận tải ôtô Tây Bắc cũng được tách ra làm hai; Một phần thuộc về tỉnh Sơn La, Một phần thuộc về tỉnh Lai Châu; Cũng kể từ đó Công ty vận tải ô tô Lai Châu chuyển sang thực hiện hai nhiệm vụ là: Vận chuyển hành khách và hàng hoá nội ngoại tỉnh bằng ôtô và cho đến nay vẫn không có gì thay đổi.
Trong thời kỳ bao cấp; mọi nhiệm vụ sản xuất của Công ty đều được thực hiện theo kế hoạch của Tỉnh giao. Do hoạt động mang tính chất phục vụ là chủ yếu nên việc hạch toán cũng đơn giản và hầu như không tính đến hiệu quả của sản xuất, miễn là hoàn thành kế hoạch được giao; Tiền lương của người lao động cũng chỉ được hưởng theo cấp bậc và chỉ áp dụng một hình thức trả lương đó là lương thời gian. Ngoài tiền lương ra, nếu sau mỗi chu kỳ kinh doanh (Thường là một năm) nếu hoàn thành vượt mức kế hoạch thì được thưởng tháng lương thứ mười ba.
Do hoạt động theo cơ chế như vậy nên kéo dài hàng chục năm; Sản xuất của công ty không mấy phát triển vì thế mà đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Đó cũng là đều tất yếu của mối quan hệ giữ lực lương sản xuất và quan hệ sản xuất và nó cũng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước vẫn còn chiến tranh, hai miền nam bắc còn bị chia cắt; Trình độ dân chí còn thấp, kinh tế của đất nước còn nghèo nàn và lạc hậu.
Sau khi giải phóng miền nam; Đảng và nhà nước có chủ trương cải tạo các thành phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tiểu tư sản ở miền nam với mục đích là tiêu diệt mần mống của chủ nghĩa đế quốc còn âm mưu chống phản cách mạng Việt Nam.
Mãi đến năm 1986 khi mà hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bắt đầu khủng hoảng về chính trị; Đất nước ta càng lâm vào hoàn cảnh khó khăn do trước đó chúng ta sống chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ của các nước XHCN thì đến thời điểm đó các nước đã cắt viện trợ cho chúng ta. Đứng trước nguy cơ đó, Đảng ta sáng suốt lựa chọn cho mình một hướng đi mới dựa trên cơ sở tự lực cánh sinh là chủ yếu và mở rộng quan hệ các nước trên thế giới để tranh thủ tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến. Với đường lối đó; Để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, nhà nước đã thực hiện chủ trương xóa bỏ bao cấp chuyển sang cơ chế tự hạch toán nhằm phát huy cao độ sức lao động sáng tạo của toàn dân.
Kể từ khi xoá bỏ bao cấp, chuyển sang cơ chế tự hạch toán; Công ty cổ phần vận tải ô tô Điện Biên cũng phải trải qua nhiều bước thăng trầm; Do một tỉnh miền núi đều kiện đi lại khó khăn, cơ sở vật chất quá nghèo nàn lạc hậu lại không được nhà nước hỗ trợ cho qúa trình chuyển đổi. Với hơn 30 đầu xe rão nát nên sức cạnh tranh bị hạn chế rất nhiều. Vì vậy năng suất lao động thấp; Liên tục từ 1986 đến 1996 tổng sản lượng qui ra hành khách km chỉ đạt 17 - 18 triệu hành khách km và năm nào Công ty cũng bị thua lỗ. Đã thế; Tháng sáu 1990 do bị lũ ống làm mất đi phần lớn tài sản của doanh nghiệp, đơn vị phải chuyển đến nơi ở mới gặp đầy rẫy khó khăn. Đến năm 1994 nhà nước cho phép tỉnh Lai châu chuyển thị xã về Điện biên phủ; Vì vậy một lần nữa Công ty lại phải di chuyển vào nơi ở mới tại thị xã Điện Biên Phủ.
Tuy nhiên trong cái khó khăn, cũng có cái thuận lợi là từ khi chuyển trụ sở Công ty vào thị xã Điện Biên Phủ thì có nhiều đều kiện thông thương với các tỉnh miền xuôi do đó đều kiện tiếp cận với tiến bộ khoa học và công nghệ được thuận lợi; Thêm vào đó, từ khi có nghị quyết Trung ương II khó 8 về đổi mới doanh nghiệp theo hướng đổi mới về công nghệ nên cũng đã mở ra cho Công ty một hướng đi mới đó là: Đầu tư để đổi mới phương tiện vận chuyển hành khách.
Do vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp nên sản xuất kinh doanh của công ty bước đầu đã đạt hiệu quả nhất định đó là: Khối lượng luân chuyển hành khách ngày một tăng; Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, sản xuất kinh doanh bắt đầu có lãi và đời sống CBCNV không ngừng được nâng lên.
Hiện nay tính tại thời điểm 31/12/2011 đội ngũ lao động của công ty có 108 CBCNV trong đó công nhân trực tiếp sản xuất là 85 người chiếm ≈ 80%; Đội ngũ công nhân có trình độ cao và tương đối đồng đều, hầu hết được đào tạo cơ bản, đó là yếu tố rất cơ bản của sản xuất.
2.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý 2.1.2.1.Chức năng nhiệm vụ:
Là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có nhiệm vụ kinh doanh vận tải hành khách và sửa chữa phương tiện vận tải mà tỉnh và ngành giao thông giao cho như sau:
- Vận chuyển phục vụ các nhu cầu đi lại, tham quan du lịch.
- Vận chuyển các yêu cầu đột xuất của tỉnh như phòng chống bão lụt, thiên tai, phòng chống cháy nỗ, an ninh.
Ngoài nhiệm vụ chính là kinh doanh phục vụ vận chuyển hành khách, Công ty còn mở mang kinh doanh thêm một số ngành nghề nhằm phục vụ ngày một tốt hơn cho công tác vận tải như sửa chữa, bảo dưỡng, đúng mới bệ xe, kinh doanh dịch vụ đại lý bán phụ tùng vật tư kỹ thuật ô tô, xăng dầu.