Các nghiên cứu trong nƣớc về điều trị sỏi đƣờng mật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị sỏi đường mật trong và ngoài gan bằng phẫu thuật tạo đường hầm ống mật chủ túi mật da (Trang 45 - 50)

Công trình nghiên cứu về sỏi đƣờng mật ở nƣớc ta rất nhiều, nhƣng các nghiên cứu về tạo đƣờng hầm điều trị sỏi đƣờng mật tái phát còn ít.

Lê Trung Hải (1993) nghiên cứu 104 BN sỏi đƣờng mật đƣợc điều trị bằng

phẫu thuật tại Viện quân y 103 từ tháng 7-1991 đến tháng 12-1992 nhận thấy sỏi đƣờng mật chính chiếm tỉ lệ rất cao, tỉ lệ sỏi trong gan đơn thuần và phối hợp với sỏi đƣờng mật ngoài gan là 56,7%. Tỉ lệ có vi khuẩn trong dịch mật 76,5%, tỉ lệ

giun lên đƣờng mật 20,2%. Tỉ lệ chít hẹp đƣờng mật là 25% trong đó có 9,6% là chít hẹp ống gan, đây là 1 trong những nguyên nhân dễ gây sót sỏi và sỏi tái phát. Tác giả áp dụng chụp kiểm tra đƣờng mật sau khi lấy sỏi đã giúp phát hiện để lấy thêm đƣợc sỏi còn sót trong mổ ở 9,6% BN. Chụp đƣờng mật trong mổ là phƣơng pháp có giá trị mang lại kết quả tốt nên đƣợc phát triển và ứng dụng ở các cơ sở phẫu thuật gan mật [20].

Đỗ Kim Sơn (1996) tổng kết 2090 TH sỏi đƣờng mật từ tháng 01/1990-

12/1994 có 14% sỏi túi mật, 18% sỏi OMC, 14% sỏi gan đơn thuần và 61% sỏi gan phối hợp. Cấy mật lúc mổ tỉ lệ dƣơng tính 90%. Điều trị theo các phƣơng pháp kinh điển [37].

Đến năm 2000, Đỗ Kim Sơn tổng kết 23 năm từ (1976-1998) tại Bệnh viện

Việt Đức có 5864 BN sỏi mật, riêng giai đoạn 1990-1998 có 3952 BN. Vị trí sỏi mật xét chung cả 2 nhóm đơn thuần và phối hợp, tỉ lệ thấy sỏi trong túi mật là 36%, sỏi OMC là 50%, sỏi trong gan là 73%. Bệnh lý sỏi mật của nƣớc ta chủ yếu liên quan đến sỏi OMC và sỏi trong gan. Đa số các trƣờng hợp đƣợc điều trị bằng phẫu thuật kinh điển mở OMC lấy sỏi và dẫn lƣu Kehr 4066 TH (72%); còn lại là 154 TH (3%) lấy sỏi kết hợp cắt gan, 521 TH (9%) lấy sỏi kết hợp nối mật – ruột, cắt túi mật đơn thuần 879 TH (16%). Tác giả so sánh giữa 2 giai đoạn 1976 – 1989 và 1990 – 1998, nhận thấy biến chứng khi nhập viện ở giai đoạn II thấp hơn giai đoạn I 3,3 lần, biến chứng sau mổ ở giai đoạn II chỉ bằng 1/4 so với giai đoạn I. Đó là nhờ những tiến bộ của kỹ thuật mổ và hồi sức, tỉ lệ tử vong từ 9,73% còn 0,93% [39].

Đoàn Thanh Tùng (1999) báo cáo kết quả sớm của kỹ thuật nối mật – ruột

kiểu Roux – en – Y với đầu ruột đặt dƣới da để điều trị sỏi đƣờng mật chính kết hợp với sỏi đƣờng mật trong gan. Tỉ lệ sỏi sót sau mổ 60%, kết quả tốt 82,5%. Có các biến chứng sau mổ nhƣ: nhiễm trùng vết mổ, rò dạ dày, chảy máu đƣờng mật, khâu lại đầu ruột dƣới da. Tỉ lệ lấy sỏi qua đƣờng hầm tốt và trung bình 71,5 và 85 % [53].

Nguyễn Tiến Quyết (2000) tiến hành mở chủ mô gan lấy sỏi đặt dẫn lƣu

TH còn sót sỏi. Tác giả nhận thấy đây là phƣơng pháp mang lại kết quả tốt, hạn chế sỏi sót và hy vọng góp phần hạn chế biến chứng tắc mật lại [36].

Nguyễn Đình Hối (2000) dựa vào các tài liệu đã công bố từ năm 1954-1999,

tác giả đƣa ra một số nhận xét về chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi đƣờng mật. Sỏi túi mật có tỷ lệ thấp khoảng 10%, sỏi ống mật chủ rất cao 80% và sỏi đƣờng mật trong gan khá cao, 30-50%, các tỷ lệ này đang thay đổi do siêu âm đƣợc dùng rộng rải trong chẩn đoán. Với những kỹ thuật mới nhƣ lấy sỏi XGQD, qua đƣờng hầm Kehr, và máy tán sỏi thủy điện lực đƣa lại nhiều kết quả tốt cho BN sỏi trong gan và sỏi tái phát. Tuy nhiên, tái phát sỏi là một vấn đề lớn, 30% BN đã mổ sỏi đƣờng mật 1 hay nhiều lần, có BN đã mổ 7 lần. Tỉ lệ tử vong của sỏi đƣờng mật chính là con số đáng kể, đặc biệt sốc nhiễm trùng đƣờng mật tử vong 40-60%, tử vong của phẫu thuật cắt gan do sỏi đƣờng mật 17,2% [23]. Năm 2005, tác giả báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

trong chẩn đoán và điều trị sớm bệnh sỏi mật. Nghiên cứu bao gồm nhiều đề tài

nhánh về dịch tễ, thành phần hóa học của sỏi mật, vi sinh và ký sinh, các phƣơng tiện chẩn đoán, các phƣơng pháp điều trị (nhƣ phẫu thuật nội soi, lấy sỏi mật qua nội soi đƣờng mật ngƣợc dòng, nội soi đƣờng mật trong khi mổ, PTNS lấy sỏi đƣờng mật, lấy sỏi qua đƣờng hầm Kehr, lấy sỏi qua miệng nối mật – ruột – da, lấy sỏi đƣờng mật qua da) [24],[25],[26].

Văn Tần (2002) tổng kết 4862 TH sỏi đƣờng mật và túi mật, có 628 TH sỏi

trong gan. Nhập viện cấp cứu 30%, trong đó có 2% sốc nhiễm trùng đƣờng mật. Có nhiều phƣơng pháp phẫu thuật đƣợc áp dụng nhƣ: mở OMC lấy sỏi, cắt gan, xẻ nhu mô gan, nối mật – ruột, tạo hình cơ vòng Oddi... Tỉ lệ sỏi sót 50% [43].

Đặng Tâm (2003) báo cáo kết quả điều trị nội soi đƣờng mật qua da các bệnh

lý đƣờng mật nhƣ sỏi trong gan với OMC không giãn, sỏi trong gan tái phát, hẹp đƣờng mật lành tính và ác tính...kết hợp với tán sỏi điện thủy lực, tỉ lệ sạch sỏi 86,1%. Các biến chứng có thể gặp nhƣ chảy máu, tụ máu trong gan, tụ mủ trong gan, tụ dịch dƣới hoành...[40]. Năm 2004, trong luận án tiến sĩ Y học “Xác định vai

trò của phương pháp tán sỏi mật qua da bằng điện thủy lực‖ tác giả đƣa ra một số

phƣơng pháp có hiệu quả cao và ít xâm hại (tỉ lệ sạch sỏi 84%, biến chứng 9,3%, không có tử vong) [41].

Đỗ Trọng Hải (2005) áp dụng phẫu thuật nội soi điều trị sỏi trong gan và so

sánh với mổ hở. Tác giả nhận thấy, phẫu thuật nội soi có thể điều trị tốt bệnh sỏi trong gan nếu có nội soi, tán sỏi điện thủy lực trong khi mổ và phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm. Tỉ lệ sỏi sót của mổ nội soi cao hơn mổ mở [19].

Dương Văn Hải (2006) nghiên cứu chỉ định và kết quả điều trị sỏi trong gan.

Các phƣơng pháp điều trị phẫu thuật đƣợc đề cập nhƣ: mở OMC lấy sỏi; cắt hạ phân thùy II, III; mở OMC lấy sỏi và cắt túi mật; NSMTND và cắt cơ vòng lấy sỏi; mở OMC lấy sỏi và nối OMC hỗng tràng; mở OMC và mở nhu mô gan lấy sỏi. Tỉ lệ sạch sỏi 50%, tỉ lệ biến chứng 8,9%, tử vong 1,1% [18].

Trẩn Đình Thơ (2006) nghiên cứu 117 TH sỏi trong gan đƣợc mổ có sử dụng

siêu âm và nội soi đƣờng mật trong mổ. Kết hợp 2 kỹ thuật này trong khi mổ giúp mô tả hình ảnh tổn thƣơng của sỏi trong gan một cách đầy đủ và rõ nét, giúp lấy đƣợc sỏi trong gan tối đa, đƣa lại hiệu quả cao trong điều trị sỏi trong gan và hạ thấp tỉ lệ biến chứng [49].

Phạm Anh Vũ (2007) nghiên cứu ứng dụng quai hỗng tràng biệt lập trong

phẫu thuật nối mật – ruột cho 54 BN sỏi mật và nang OMC tại bệnh viện Trung ƣơng Huế và bệnh viện trƣờng Đại học Y Dƣợc Huế từ tháng 6-2003 đến 11-2006. Tỉ lệ biến chứng sớm sau mổ 3,7% (rò mật và viêm tụy đáp ứng với điều trị nội khoa), không có tử vong. Tỉ lệ nhiễm trùng đƣờng mật sau mổ 3,7%, không có hẹp miệng nối. NSMTND cho phép tiếp cận quai hỗng tràng biệt lập trong 100% TH, tiếp cận miệng nối mật – ruột 65,9% TH. Kết quả tốt 98,1%, kết quả trung bình 1,8%, không có kết quả xấu [55].

Nguyễn Cao Cương (2012) thực hiện cắt gan để điều trị sỏi trong gan với các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chỉ định xơ gan, áp xe gan đƣờng mật, hẹp đƣờng mật, các trƣờng hợp mổ đƣờng mật nhiều lần không lấy đƣợc sỏi qua OMC hoặc ống gan. Tỉ lệ biến chứng 30,76%, không có tử vong, tỉ lệ sót sỏi 11,53% [13].

Tại bệnh viện Trƣng Vƣơng, đang nghiên cứu mở thông OMC ra da qua một đoạn hỗng tràng biệt lập. Qua đoạn hỗng tràng này có thể lấy sỏi sót, sỏi tái phát, dẫn lƣu đƣờng mật cấp cứu và chụp hình đƣờng mật.

Nói chung, ở nƣớc ta, các bệnh viện ngoại khoa và đa khoa đã và đang áp dụng những kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi đƣờng mật. Tuy vậy, sỏi sót và tái phát vẫn là những vấn đề lớn cần quan tâm. Theo chúng tôi, nghiên cứu ứng dụng những kỹ thuật mới nhằm giải quyết sỏi đƣờng mật sót và sỏi tái phát rất cần thiết, góp phần giảm biến chứng và tử vong của bệnh.

Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị sỏi đường mật trong và ngoài gan bằng phẫu thuật tạo đường hầm ống mật chủ túi mật da (Trang 45 - 50)