Giải pháp thông tin, tuyên truyền

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại việt nam (Trang 86 - 88)

Việt Nam đang ngày càng tích cực và chủ động tham gia vào hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Từ chỗ hội nhập còn là một khái niệm khá mới mẻ trong những năm đầu thập kỷ 90 thì hay hội nhập đã trở nên vô cùng quen thuộc trong mọi đời sống xã hội. Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động đánh giá sự phù hợp của nước ta cũng không ngừng phát triển đáp ứng được các yêu cầu chung về đánh giá sự phù hợp của các tổ chức quốc tế về đánh giá sự phù hợp như các tiêu chuẩn ISO, chuẩn của WTO-TBT...

Bên cạnh đó, nhận thức của người tiêu dùng về việc sử dụng các dịch vụ, sản phẩm, quá trình được đánh giá sự phù hợp ngày một nâng cao. Họ đã phân biệt được sự khác biệt giữa các sản phẩm, dịch vụ được đánh giá sự phù hợp và không được đánh giá sự phù hợp có thể ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe và môi trường sống của họ như thế nào. Tuy nhiên, nhằm tăng cường sự nhận thực của người tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động đánh giá sự phù hợp phát triển mạnh và bền vững đem lại giá trị sử dụng đích thực cho người tiêu dùng, chúng ta tập trung vào nhóm giải pháp thông tin và truyền thông như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu, ban hành các quy định về thông tin sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như đặc tính kỹ thuật, tiện ích sử dụng, các thông số an toàn, ngày sản xuất lên trên các sản phẩm.

Thứ hai, các cơ quan quản lý phối hợp với các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện chiến lược truyền thông về nhận diện dấu hiệu phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Thứ ba, đẩy mạnh phong trào thi đua nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm hàng hóa Việt Nam, tăng tính cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu.

77

giá sự phù hợp, lợi ích của đánh giá sự phù hợp. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí nhằm phổ biến sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân nhận biết và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đã được chứng nhận sự phù hợp.

Thứ năm, xây dựng đề án tổng thể, lấy ý kiến các Bộ ban ngành về công tác tuyên truyền hoạt động đánh giá sự phù hợp trước khi trình chính phủ phê duyệt.

4.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực quản lý và thực hiện đánh giá sự phù hợp

Chất lượng và năng lực kỹ thuật của các tổ chức đánh giá sự phù hợp quyết định đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, chất lượng quản lý, nghiên cứu và giảng dạy. Hoàn thiện hơn nữa về hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức đánh giá sự phù hợp là yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế và phù hợp với thực tiễn hoạt động.

Chuẩn hóa quy trình đánh giá sự phù hợp: Các tổ chức thực hiện việc cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp cần chuẩn hóa quy trình đánh giá sự phù hợp như: các hồ sơ cần thiết trong quá trình đăng ký đánh giá; thời gian thực hiện việc cung cấp dịch vụ; thời gian cấp chứng thư; các yêu cầu về chuẩn mực có liên quan khác

Chuẩn hóa đội ngũ chuyên gia đánh giá; thử nghiệm viên; kiểm định viên và giám định viên: Chất lượng đánh giá sự phù hợp của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, trong đó có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm và tính khách quan; tính minh bạch của hoạt động đánh giá. Vì vậy, nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ chuyên gia đánh giá, các thử nghiệm viên, kiểm định viên và giám định viên theo các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế sẽ tạo điều kiện cạnh tranh tốt cho các tổ chức thực hiện đánh giá sự phù hợp.

78

Tăng cường hợp tác đào tạo, tích cực chủ động trong công tác hội nhập quốc tế: Các chuẩn mực luôn thay đổi theo trình độ phát triển của khoa học và công nghệ. Vì vậy, các tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp phải luôn luôn cập nhật các thông tin mới, các kiến thức mới, các quy định về chuẩn mực mới đối với hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại việt nam (Trang 86 - 88)