Thứ nhất, hệ thống quản lý đánh giá sự phù hợp còn nhiều bất cập, số
lượng các tổ chức đánh giá sự phù hợp được đăng ký hoạt động ngày càng nhiều. Tuy có tạo ra sự cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp mang lại lợi ích kinh tế cho đối tượng sử dụng dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Nhưng bên cạnh đó, không ít tổ chức khi tham gia thị trường chứng nhận phù hợp dưới dạng bán chứng chỉ để thu tiền, làm cho thị trường mất ổn định, niềm tin của người sử dụng dịch vụ đánh giá sự phù hợp không còn, mà biến việc đánh giá sự phù hợp mang lại nhiều lợi ích trong cải tiến cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa khác trên thị trường trở thành việc mất thêm các chi phí không cần thiết, các chi phí không có ích cho hoạt động kinh doanh của họ.
Thứ hai, hoạt động đánh giá sự phù hợp được tiến hành còn thiếu sự
khách quan, minh bạch mà nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thiếu đạo đức nghề nghiệp của các chuyên gia đánh giá, các kỹ thuật viên trong các báo cáo kết quả đánh giá. Vì vậy, làm mất tính chính xác trong kết quả của hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Thứ ba, phần lớn các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận phù hợp là chấp nhận một phần hoặc hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài là các tiêu chuẩn của các nước có nền kinh tế phát triển, do đó chuẩn mực, yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn này cũng cao hơn so với các sản phẩm tương tự ở trong nước. Trong khi có nhiều chỉ tiêu kỹ thuật mà
60
hệ thống các phòng thử nghiệm của Việt Nam chưa thử nghiệm được nên phải gửi đi nước ngoài thử nghiệm, giám định rất tốn kém và lãng phí.
Thứ tƣ, các văn bản quy phạm pháp luật, sự phân công trách nhiệm trong quản lý hoạt động này còn nhiều bất cập, còn chưa rõ ràng, còn nhiều điểm chồng chéo lên nhau. Dẫn đến, thiếu sự phối hợp liên ngành trong quản lý các tổ chức đánh giá sự phù hợp, trong nhiều trường hợp cùng một sản phẩm mà có nhiều Bộ, ngành cùng quản lý và hoạt động đánh giá sự phù hợp phải tuân thủ các quy định khác nhau này.
Thứ năm, Thiếu cơ sở pháp lý và các công cụ đủ mạnh để xử lý các tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp thiếu tính trung thực, thiếu khách quan, hoặc cấp sai kết quả so với thực tiễn.
Thứ sáu, hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp còn chưa có hiệu quả, hàng năm, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành hàng trăm cuộc thanh tra khác nhau đối với các tổ chức này. Tuy nhiên, kết quả thanh tra, kiểm tra không phản ánh đúng thực tế đang diễn ra.
Thứ bảy, trình độ năng lực quản lý của các cán bộ còn nhiều hạn chế, các cán bộ quản lý này thiếu cơ sở thực tiễn, nhiều cán bộ quản lý còn chưa được đào tạo nghiệp vụ đánh giá sự phù hợp. Dẫn đến hoạt động đi thanh tra, kiểm tra các tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhiều kết luận, quan điểm, hướng dẫn không đáp ứng được thực tiễn của các đơn vị đánh giá sự phù hợp, không phát hiện ra các sai phạm trong tác nghiệp của các tổ chức ĐGSPH. Ngoài ra, khó khăn về nguồn lực tài chính cũng là một hạn chế đối với công tác quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Thứ tám, Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong công tác quản lý hoạt động ĐGSPH chưa được tốt, còn nhiều bất cập. Việc phối hợp quản lý, thừa nhận lẫn nhau trong kết quả đánh giá sự phù hợp gần như không có. Ví dụ, hoạt động công nhận cho các phòng thử nghiệm thì Văn phòng Công nhận
61
Chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 17025 là đã đáp ứng các yêu cầu về năng lực thử nghiệm theo chuẩn chung và được thừa nhận quốc tế. Tuy nhiên, muốn được tham gia thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi thì phải được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy công nhận LAS-NN. Như vậy, hoạt động thử nghiệm của Phòng thử nghiệm đối với một số lĩnh vực, ngành cần tới hai thủ tục khác nhau, trong khi thực tiễn thì không có sự khác biệt nhiều trong các yêu cầu đối với lĩnh vực thử nghiệm.
62
Chương 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP TẠI VIỆT NAM