phù hợp
1.2.4.1.Nhân tố về cơ chế chính sách.
Trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về hoạt động đánh giá sự phù hợp nói riêng thì yếu tố cơ chế chính sách có tác động rất lớn tới sự hoạt động và phát triển đánh giá sự phù hợp. Hoạt động đánh giá sự phù hợp ở nước ta được bắt đầu từ năm 1990, cùng với sự phát triển của hoạt động quản lý chất lượng, hoạt động đánh giá sự phù hợp ở nước ta được hình thành và phát triển. Hoạt động đánh giá sự phù hợp đã được Đảng và nhà nước quan tâm, tạo điều kiện phát triển để góp phần tích cực cho phát triển Kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế. Trong đó trước hết phải kể đến việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Pháp lệnh số 49-LCT/HDDNN8 ngày 27/12/1990 của Hội đồng Nhà nước về chất lượng hàng hóa, trong đó chương 4 quy định chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, chương này quy định điều kiện các tổ chức tham gia hoạt động chứng nhân, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, quy định
18
về việc sử dụng dấu chứng nhận. Đây là pháp lênh mở đầu, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam.
Năm 1999 Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa sửa đổi. Nghị định số 179/2004 của Chính phủ quy định quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm.
Tháng 6 năm 2006 Quốc Hội khóa 11 kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật trong đó khẳng định lại một lần nữa đối tượng của hoạt động đánh giá sự phù hợp “Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định”. Ngày 1/8/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật yêu cầu điều kiện hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp như Tổ chức Công nhận, tổ chức chứng nhận; tổ chức giám định; phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn; điều kiện thừa nhậ, chấp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp và vai trò của các cơ quan quản lý trong việc quản lý nhà nước về đánh giá sự phù hợp.
Ngoài ra, một số văn bản của các Bộ chủ quản quy định các điều kiện bổ sung hoặc các hướng dẫn thực hiện của các tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa theo phân công quản lý của Chính phủ.
Trên bình diện quốc tế, việc chấp nhận các chuẩn mực chung cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp dựa trên tiêu chuẩn quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
19
Việc xây dựng các tiêu chuẩn được Uỷ ban đánh giá sự phù hợp (CASCO) của ISO xây dựng và xuất bản thành ấn phẩm chung ISO/IEC điều chỉnh các khía cạnh của hoạt động đánh giá sự phù hợp và các tổ chức tiến hành hoạt độngnày. CASCO là ban phát triển chính sách của ISO về đánh giá sự phù hợp, báo cáo hội đồng ISO. CASCO được thành lập năm 1970 để nghiên cứu các cách thức đánh giá sự phù hợp, chuẩn bị tài liệu liên quan đến thực hành và tiến hành hoạt động đánh giá sự phù hợp thúc đẩy việc sử dụng chúng. CASCO gồm các đại diện đến từ các thành viên ISO (các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia), từ các ban kỹ thuật xây dựng các tiêu chuẩn ISO, và từ các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế khác. ISO/CASCO xây dựng các tài liệu của mình với IEC và ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN). Đến nay, CASCO đã xây dựng các tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế về thực hành đánh giá sự phù hợp, các tổ chức công nhận sử dụng tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế này: Từ vựng và các nguyên tắc chung về đánh giá sự phù hợp; xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp để sử dụng trong đánh giá sự phù hợp; quy chế thực hành tốt về đánh giá sự phù hợp; vận hành các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn; Thử nghiệm thành thạo trong so sánh liên phòng thí nghiệm; các tổ chức giám định và hoạt động; tuyên bố sự phù hợp của nhà cung ứng (SDoC); các tổ chức chứng nhận sản phẩm và hoạt động; Các tổ chức chứng nhận và giám định hệ thống quản lý và hoạt động; Các tổ chức chứng nhận con người và hoạt động; Dấu phù hợp; Công nhận; Đánh giá đồng đẳng; thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp
1.2.4.2.Nhân tố phát triển kinh tế xã hội
Nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Việc nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo tiền đề để thương mại nước ta hòa nhập với sự phát triển thương mại toàn cầu. Hàng hóa, dịch vụ của nước ta sẽ có điều kiện thâm
20
nhập thị trường thế giới, hạn ngạch và hàng rào thuế quan dần được bãi bỏ thay vào đó là hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Các nước nhập khẩu hàng hòa của nước ta sẽ đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng, an toàn, vệ sinh, họ sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn các chứng chỉ kiểm tra, giám định và phiếu kết quả thử nghiệm, họ yêu cầu các tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu sang nước họ phải đáp ứng các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế.
Tự do hóa thương mại cũng đòi hỏi chúng ta phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác, phải có những tổ chức đánh giá sự phù hợp có đủ năng lực kỹ thuật để xác định các chỉ tiêu, chất lượng, an toàn vệ sinh của hàng hóa nhập khẩu. Ví dụ: các chỉ tiêu melamin trong sữa, thành phần nguyên tố Bo trong thép nhập khẩu…Yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước đòi hỏi hoạt động đánh giá sự phù hợp ở nước ta phát triển mạnh hơn có sự thay đổi và hoàn thiện nội dung hình thức hoạt động mang lại hiệu quả cao cho kinh tế xã hội.
Cùng với đó, Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang diễn ra những thay đổi to lớn theo xu hướng toàn cầu hóa. Là một trong nước đang phát triển, nằm trong khu vực năng động và tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam đã và đang có những nỗ lực vượt bậc để nhanh chóng hội nhập về kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới. Để tăng cường các mối quan hệ đối ngoại, để hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và khu vực, chúng ta càn đsặc biệt lưu ý đến việc hạn chế và xóa bỏ hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện điều này là cần đẩy mạnh hoạt động đánh giá sự phù hợp và tham gia hoạt động thừa nhận lẫn nhau trên bình diện quốc tế và khu vực…
21
Toàn cầu hóa ảnh hưởng tới trao đổi, thương mại, công nghệ, truyền thông, sức khỏe và an toàn, bảo vệ môi trường, quốc phòng….Toàn cầu hóa cũng mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp. Toàn cầu hóa cũng làm cho nhận thức về giá trị của hoạt động đánh giá sự phù hợp trên thế giới càng tăng.
1.2.4.3.Nhân tố về năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp
Năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động đánh giá sự phù hợp. Mong đợi của các bên liên quan về giá trị gia tăng của hoạt động đánh giá sự phù hợp mang lại thách thức và yêu cầu đối với tổ chức công nhận. Gía trị của đánh giá sự phù hợp còn được thể hiện thông qua sự thừa nhận quốc tế về kết quả đánh giá sự phù hợp, hỗ trợ cho quá trình hội nhập.
Nếu các tổ chức đánh giá sự phù hợp không tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phát triển năng lực sẽ khó đáp ứng được nhu cầu phát triển và đòi hỏi ngày càng cao của các chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chuẩn quốc tế được tổ chức ISO/CASCO xây dựng về yêu cầu năng lực của các tổ chức đánh giá sự phù hợp. Việc phát triển của các tổ chức đánh giá sự phù hợp thông qua việc liên tục soát xét HTQLCL hiện có và thường xuyên định kỳ thực hiện đánh giá nội bộ và bên ngoài, tổ chức đánh giá sự phù hợp sẽ tìm ra các cơ hội cải tiến. Sự phát triển của các tổ chức đánh giá sự phù hợp còn thông qua việc phát triển năng lực của đội ngũ chuyên gia đánh giá, năng lực của các thử nghiệm viên trong thử nghiệm thành thạo…Tổ chức đánh giá sự phù hợp cần phải đáp ứng các yêu cầu mới nhưng phải duy trì được năng lực và uy tín trong nước và quốc tế.
Tính độc lập và khách quan của tổ chức công nhận là một trong tiêu chí, yêu cầu quan trọng và là một mục riêng biệt trong tiêu chí của tổ chức công nhận. Tính độc lập, khách quan được thể hiện thông qua tổ chức đánh
22
giá sự phù hợp không có bất kỳ một xung đột tiềm ẩn về quyền lợi và đồng thời có nguồn tài chính ổn định và không bị áp lực bởi các cơ quan quản lý trong hoạt động đánh giá sự phù hợp, khách hàng hoặc áp lực về tài chính và thương mại hoặc bất kỳ một áp lực nào để có thể ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình đánh giá và việc ra quyết định về sự phù hợp. Thậm chí, một số tổ chức quốc tế yêu cầu tổ chức đánh giá sự phù hợp phải có hợp đồng bảo hiểm về rủi ro trong hoạt động đánh giá sự phù hợp để không làm rủi ro đối với các tổ chức được đánh giá sự phù hợp.
1.2.4.4. Nhân tố về công nghệ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ phải được đẩy mạnh nhằm khai thác những cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người.
Thời gian đưa sản phẩm, hàng hóa vào phục vụ các nhu cầu thiết yếu của con người và vòng đời công nghệ ngày càng ngắn. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các tổ chức đánh giá sự phù hợp biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác đánh giá, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và luôn thay đổi của khách hàng.