Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại việt nam (Trang 40 - 42)

sự phù hợp tại Việt Nam

Xu hướng hiện nay trên thế giới là khuyến khích việc thừa nhận, chấp nhận các kết quả đánh giá sự phù hợp theo thỏa ước thừa nhận song phương và đa phương về hoạt động đánh giá sự phù hợp nghĩa là “một tiêu chuẩn; một lần đánh giá và được chấp nhận tại mọi nơi”. Qua thực tiễn công tác quản lý, hoạt động đánh giá sự phù hợp trong thời gian qua và kinh nghiệm thực tiễn của các nước bạn, chúng ta nên học tập kinh nghiệm như sau:

Kinh nghiệm của CNAS tại Trung Quốc cho thấy, việc hợp nhất tất cả các tổ chức công nhận thành một tổ chức công nhận duy nhất để tránh chồng chéo chức năng và gây cản trở, tốn thời gian và kinh phí cho các tổ chức đăng

31

ký công nhận. Tại Trung Quốc trong việc quản lý chuyên gia đánh giá các Hệ thống quản lý thông qua việc cấp thẻ chuyên gia đánh và đưa ra các chuẩn mực cho đội ngũ chuyên gia đánh giá được cấp thẻ sẽ nâng cao được trình độ năng lực của đội ngũ chuyên gia đánh giá từ đó mang lại được giá trị gia tăng cho khách hàng, mang lại niềm tin cho người tiêu dùng trong việc sử dụng các sản phẩm hàng hóa được chứng nhận.

Bên cạnh đó Trung Quốc đã làm tốt công tác quy hoạch mạng lưới đánh giá sự phù hợp và đặc biệt chú trọng đến việc quy hoạch theo các ngành, lĩnh vực, quy hoạch theo vùng miền, theo vùng kinh tế…

Ngoài ra, chúng ta cũng nên tham khảo trong việc xây dựng các chính sách, các phương pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp của Úc, trong đó, nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng phát triển, việc thành lập, hoạt động và giải thể của các tổ chức đánh giá sự phù hợp tuân theo cơ chế thị trường.

Như vậy, để làm tốt công tác quản lý và phát triển hoạt động ĐGSPH thì việc quan trọng nhất chúng ta cần phải làm tốt công tác quy hoạch phát triển mạng lưới đánh giá sự phù hợp trên cơ sở những quy định pháp lý của nhà nước nhằm tránh việc lãng phí trong đầu tư; đặc biệt quan tâm đến tính chất cơ chế thị trường, tránh việc độc quyền có khả năng tạo ra nhiều rào cản, khó khăn gây cản trở phát triển hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam.

32

Chương 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại việt nam (Trang 40 - 42)