Luận văn có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp thống kê toán học; phương pháp chuyên gia, phương pháp kế thừa, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp quan sát thực tiễn.
a. Phương pháp kế thừa: Luận văn sử dụng có tính kế thừa các tài liệu, tư liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình trong nước và quốc tế để khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá sự phù hợp, cung cấp thông tin nền phục vụ triển khai nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam.
b. Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để tìm hiểu, thu thập thông tin, phân tích thực trạng và đề xuất cơ chế giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam. Các chuyên gia bao gồm các nhà khoa học nghiên cứu về hoạt động đánh giá sự phù hợp, lãnh đạo của các tổ chức đánh giá sự phù hợp cũng như các nhà quản lý ở cấp trung ương và địa phương.
c. Phương pháp thống kế: được sử dụng để minh họa cho việc phân tích. Tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp. Khi thực hiện phương pháp thống kê so sánh, tác giả sử dụng số liệu thống kê theo chuỗi thời gian về hoạt động đánh giá sự phù hợp.
33
d. Phương pháp phân tích tổng hợp: được sử dụng trong quá trình hoàn thiện Luận văn. Kết quả từ quá trình xử lý dữ liệu sẽ được diễn giải và phân tích chi tiết. Các biện pháp và quy trình quản lý nhằm hoàn thiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam cũng sẽ được đề xuất dựa trên các kết quả của quá trình phân tích và tổng hợp nêu trên.
Ngoài các phương pháp trên, trong Luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn, góp phần giải quyết những tồn tại trong quản lý hoạt động ĐGSPH.
Nội dung của phương pháp nghiên cứu gồm có bốn bước:
Bước 1: Tìm kiếm, thu thập tài liệu và số liệu
Thông qua các công cụ tìm kiếm trên internet, các cơ sở dữ liệu tại các thư viện của trường đại học hoặc cơ sở dữ liệu được lưu giữ trực tuyến. tác giả của luận văn này đã tiến hành tìm kiếm, thu thập các tài liệu có liên quan đến luận văn của mình như: Các văn bản quy phạm pháp luật gồm luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; luật chất lượng sản phẩm hàng hóa; các tiêu chuẩn quy định về chuẩn mực đối với tổ chức hoạt động đánh giá sự phù hợp; các bài báo, các công trình nghiên cứu về hoạt động đánh giá sự phù hợp của một số quốc gia…
Bước 2: Phân loại tài liệu, số liệu
Các tài liệu đã được tác giả thu thập sẽ được tiến hành phân loại theo các chủ đề phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận văn như các tài liệu liên quan đến hoạt động chứng nhận; các tài liệu liên quan đến giám định; thử nghiệm; công nhận; các tài liệu có tính định hướng, tổng quát…
Bước 3: Phân tích tài liệu và số liệu
34
nghiên cứu được tác giả đọc, tìm kiếm và phân tích các luận điểm, các luận cứ đã được đưa ra và so sánh với mục đích và mục tiêu trong luận văn này.
Bước 4: Tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm
Các luận điểm, luận cứ đươc đúc kết trong quá trình phân tích được tác giả tổng hợp, lưu trữ và sử dụng làm cơ sở dữ liệu trong luận văn này.
35
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP TẠI VIỆT NAM