Giải pháp về chính sách pháp luật quản lý hoạt động đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại việt nam (Trang 84 - 86)

sự phù hợp

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006) và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (2007) đã có hiệu lực thi hành trên 5 năm và mang lại nhiều kết quả trong công tác quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng còn nhiều tồn tại và bất cấp như:

Thứ nhất, chưa có sự thấu hiểu, nhất quán trong việc thi hành Luật của các Bộ, ngành, địa phương đối với hoạt động kiểm tra đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và luật chất lượng sản phẩm hàng hóa. Dẫn đến việc quản lý của các bộ, ngành đối với hoạt động ĐGSPH tại các Bộ với sản phẩm hàng hóa do trách nhiệm quản lý cũng khác nhau. Ví dụ, khi một lô hàng nhập khẩu thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi được đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn rồi thì phải qua một khâu nữa là kiểm tra nhà nước được gọi là kiểm tra chuyên ngành thì lô hàng đó mới được thông quan. Trong khi, hầu hết các bộ, ngành khác không có quy định này, khi chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp thì cũng có chức năng như đơn vị kiểm tra chuyên ngành nên kết quả đánh giá sự phù hợp được sử dụng ngay cho việc thông quan lô hàng. Ở đây, chúng ta không xét tới việc bộ, ngành nào đúng và mức độ phức tạp khác nhau của các hoạt động mà chúng ta muốn nói tới việc cùng một bộ luật như vậy nhưng khi tổ chức thực hiện, mỗi bộ ngành lại có cách vận dụng rất khác nhau, không có sự thống nhất chung trong quản lý.

Thứ hai, thiếu cơ sở pháp lý trong hoạt động thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp. Hầu hết, các văn bản hướng dẫn thi hành hoạt động thừa nhận

75

kết quả đánh giá sự phù hợp của các cơ quan có thẩm quyền gần như không thể triển khai vào thực tiễn, dẫn đến việc không đem lại kết quả như mong muốn, ví dụ khi thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu nhưng khi hàng hóa về Việt Nam vẫn phải tiến hành đánh giá sự phù hợp lại gây tốn kém, lãng phí nguồn lực và cản trở hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia.

Thứ ba, các khung khuôn khổ pháp lý về việc xử lý vi phạm trong hoạt động đánh giá còn thiếu, chưa rõ ràng dẫn đến việc thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm không có hiệu quả và có tính răn đe...

Trên cơ sở các bất cập tồn tại ở trên, tác giả kiến nghị: Các cơ quan ban hành pháp luật liên quan đến việc quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp cần tiến hành rà soát, loại bỏ các văn bản pháp quy đã lỗi thời và các văn bản có tính chất chồng chéo trong công tác quản lý. Ví dụ: Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp và Thông tư số 11/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN. Tiến hành soạn thảo, ban hành các quy định mới phù hợp với yêu cầu và thực tiễn mới. Các văn bản mới được ban hành phải có xu hướng thúc đẩy tính minh bạch hóa của hoạt động đánh giá sự phù hợp, không tạo ra các rào cản quá mức cần thiết đối với sự gia nhập và rời khỏi thị trường đánh giá sự phù hợp. Bởi lẽ, việc gia nhập hay rời khỏi ngành là việc của các tổ chức hoạt động đánh giá sự phù hợp, họ sẽ phải tuân thủ các yêu cầu của cơ chế thị trường, có định hướng và kiểm soát của nhà nước.

76

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)