Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp với Quy

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại việt nam (Trang 54 - 66)

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

3.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật chuẩn kỹ thuật

3.2.3.1. Công tác ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật

Theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý bằng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành. Hiện nay, hầu hết các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng để quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2. Việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã góp phần quản lý thống nhất chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, cụ thể tính đến tháng 11/2014 các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như sau:

45

Bảng 3.3: Bảng thống kê số lƣợng các Quy chuẩn kỹ thuật đã đƣợc ban hành tính đến tháng 11/2014

Cơ quan ban hành Số lượng (quy chuẩn)

Bộ Khoa học và Công nghệ 10

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 175

Bộ Công thương 24

Bộ Y tế 48

Bộ Giao thông Vận tải 63

Bộ Xây dựng 08

Bộ Thông tin và Truyền thông 85

Bộ Tài nguyên và Môi trường 67

Bộ Công an 03

Bộ Quốc phòng 01

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 01

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 16

Bộ Tài chính 20

Nguồn: tác giả tổng hợp

Theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, các biện pháp quản lý chất lượng được các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực lựa chọn thông thường là công bố hợp quy và chứng nhận hợp quy (đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước) và chứng nhận hợp quy hoặc giám định đối với lô hàng hóa nhập khẩu. Phương thức chứng nhận thông thường được lựa chọn là phương thức 5 quy định trong Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và các phương thức đánh giá sự phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc chứng nhận hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu cũng được áp dụng phương thức chứng nhận (phương thức 5) như đối với hàng hóa sản xuất trong nước (thực hiện đánh giá tại nước xuất khẩu) và giấy

46

chứng nhận hợp quy có giá trị 03 năm, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Các quy chuẩn kỹ thuật trên đã góp phần đưa ra các biện pháp quản lý thống nhất đối với các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, đảm bảo sức khỏe, vệ sinh, môi trường cho người sử dụng. Đồng thời, với các biện pháp kỹ thuật được các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đưa ra cũng đã hạn chế được nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu. Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc trong nước đã sản xuất được, nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2013.

Tính chung 10 tháng năm 2014 kim ngạch nhập khẩu (KNNK) ước đạt 121,2 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 68,7 tỷ USD, tăng 10,7%, chiếm tỷ trọng 56,6% tổng KNNK cả nước; Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 52,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 43,4% tổng KNNK cả nước, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013.

Như vậy, với các biện pháp kỹ thuật được các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đưa ra, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2014 của nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 107,1 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 88,4% KNNK, chủ yếu tập trung vào nhóm các mặt hàng là nguyên liệu cho sản xuất. Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu kim ngạch nhập khẩu ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 4,2% KNNK. Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu ước đạt gần 4,8 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 3,9% KNNK. Xét về lượng, những mặt hàng tính được về lượng nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ là: lúa mỳ tăng xấp xỉ 20%, ngô tăng 132,1%, đậu tương tăng 12,8%, quặng và khoáng sản khác tăng 10,7%, than đá tăng 36,1%; xăng dầu các loại tăng 20,9%, khí đốt hóa lỏng tăng 36,9%; chất dẻo nguyên liêu tăng 10,4; cao su các loại tăng 2,9%; giấy

47

các loại tăng 13,2%, bông các loại tăng 28%, xơ, sợi dệt các loại tăng 7,1%; thép các loại tăng 17,5%; kim loại thường tăng 21,2%, ô tô nguyên chiếc các loại (trừ xe dưới 9 chỗ) tăng 82,7%; ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng 68,5%... Trong khi đó, một số mặt hàng lượng nhập khẩu giảm như: hạt điều giảm 16,2%; dầu thô giảm 61,3%, phân bón giảm 14,1%.

3.2.3.2. Chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật

a. Đối với sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn, hiện nay Tổng cục TC ĐL CL đã chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp, các tổ chức này đều xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tương ứng như ISO 17025 đối với tổ chức thử nghiệm, ISO Guide 65/ISO 17065 đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, ISO 17021 đối với tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý, ISO 17020 đối với tổ chức giám định, cụ thể về việc chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp như sau:

- Xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học: Đến tháng 7/2014 đã chỉ định 06 tổ chức thử nghiệm, 04 tổ chức chứng nhận, 03 tổ chức giám định.

- Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy: Đến tháng 11/2014 đã chỉ định định 03 tổ chức thử nghiệm, 04 tổ chức chứng nhận, 03 tổ chức giám định.

- Đồ chơi trẻ em: Đến tháng 11/2014 đã chỉ định 07 tổ chức thử nghiệm, 06 tổ chức chứng nhận, 03 tổ chức giám định thiết bị điện và điện tử: Đến tháng 11/2014 đã chỉ định định 10 tổ chức thử nghiệm, 07 tổ chức chứng nhận, 03 tổ chức giám định..

- Thép làm cốt bê tông: Đến tháng 11/2014 đã chỉ định định 07 tổ chức thử nghiệm, 06 tổ chức chứng nhận, 03 tổ chức giám định..

- Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG - Liquefied Petroleum Gas): Đến tháng 9/2014 đã chỉ định định 07 tổ chức thử nghiệm, 06 tổ chức chứng nhận, 03 tổ chức giám định.

48

- Tương thích điện từ (EMC - ElectroMagnetic Compatibility): Đến tháng 11/2014 đã chỉ định định 02 tổ chức thử nghiệm, 04 tổ chức chứng nhận, 03 tổ chức giám định.

b. Đối với sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Xây Dựng: Ngày 16/11/2010, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 21/2010/TT-BXD hướng dẫn việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng.

Bộ Xây dựng đã chỉ định 08 tổ chức đánh giá sự phù hợp để thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy. Các tổ chức thử nghiệm này đều đã được công nhận ISO 17025 (VILAS), còn đối với các tổ chức chứng nhận đều đã xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO Guide 65 (Nay là: ISO 17065).

c. Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao Thông.

Hệ thống tổ chức đánh giá sự phù hợp trực thuộc Bộ Giao thông vận tải: Cục Hàng không Việt Nam:

Trong chức năng, nhiệm vụ của Cục có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, trang bị, thiết bị lắp trên tàu bay, thiết bị, vật tư tiêu chuẩn, vật tư tiêu hao phục vụ công tác sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay.

Hoạt động thử nghiệm của lĩnh vực này đòi hỏi có những trang thiết bị chuyên dùng mang tính đặc thù ngành hàng không, các nhân viên tham gia hoạt động thử nghiệm đều phải được đào tạo chuyên môn và được cấp chứng chỉ hoạt động (do các hãng sản xuất tàu bay cấp). Các lĩnh vực thử nghiệm liên quan đến thử nghiệm Cơ, Điện-điện tử, Hóa, Không phá hủy, Môi trường.

 Cục Đăng kiểm Việt Nam:

Trong chức năng, nhiệm vụ của Cục có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với

49

phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và các phương tiện, thiết bị khác (trừ phương tiện, thiết bị phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá).

Cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam, ngoài các Phòng trực thuộc trực tiếp khối cơ quan Cục thực hiện các hoạt động đánh giá sự phù hợp nêu trên, còn có các Trung tâm, Các Chi Cục, Chi nhánh, Trung tâm Đăng kiểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng, nhiệm vụ, năng lực về đánh giá sự phù hợp, như:

- Trung tâm chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp và cấp các giấy chứng nhận có liên quan cho các hệ thống quản lý chất lượng (QMS) theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, hệ thống quản lý môi trường (EMS) theo Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và hệ thống quản lý an toàn (SMS) theo Bộ luật ISM và hệ thống an ninh theo Bộ luật ISP;

- Trung tâm thử nghiệm xe cơ giới tổ chức thực hiện việc thử nghiệm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các loại xe cơ giới (ôtô, môtô, xe máy), xe máy chuyên dùng, các linh kiện sử dụng trên các loại phương tiện nói trên, mũ bảo hiểm và các thiết bị an toàn khác sử dụng trong giao thông vận tải;

- Trung tâm thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thực hiện thử nghiệm khí thải, tiêu thụ nhiên liệu của xe cơ giới và các thiết bị linh kiện khác có liên quan đến khí thải của xe cơ giới trong kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường để cấp Giấy chứng nhận cho xe sản xuất, lắp ráp mới và xe nhập khẩu; thử nghiệm khí thải, tiêu thụ nhiên liệu phục vụ nghiên cứu phát triển xe cơ giới và động cơ, các dự án liên quan đến khí thải và tiêu thụ nhiên liệu của xe cơ giới.

- 32 Chi Cục, Chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các hoạt động đánh giá sự phù hợp theo phân công của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

50

Tại các tổ chức này đều có hoạt động thử nghiệm phục vụ công tác đánh giá sự phù hợp. Năng lực thử nghiệm của các tổ chức này ở mức độ nhất định đều thực hiện được các phép thử liên quan đến các lĩnh vực thử nghiệm Cơ, Điện-điện tử, Hóa, Không phá hủy, Môi trường.

 Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông:

Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý xây dựng và chất lượng đối với các dự án xây dựng giao thông do Bộ Giao thông vận tải quản lý; quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi cả nước. Trong chức năng, nhiệm vụ của Cục có nhiệm vụ tổ chức thẩm định trình Bộ trưởng phê duyệt hoặc phê duyệt thiết kế và điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình, hạng mục công trình của dự án do Bộ làm chủ đầu tư; thẩm định thiết kế, dự toán các công trình, hạng mục công trình phức tạp, đặc biệt của các chủ đầu tư khác theo nhiệm vụ được Bộ trưởng giao.

Các tổ chức thử nghiệm: Theo số liệu thống kê (chưa đầy đủ), hiện toàn ngành Giao thông có 102 tổ chức thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông được cấp mã số LAS-XD.

d. Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với các Quy chuẩn kỹ thuật do Bộ ban ngành nhằm quản lý an toàn sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ. Theo số liệu thống kê (chưa đầy đủ) Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ định khoảng 50 phòng thử nghiệm; 30 tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp. Các Phòng thử nghiệm đáp ứng yêu cầu về năng lực của ISO 17025 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

51

và được công nhận LAS-NN, các tổ chức chứng nhận phải có năng lực theo ISO 17065. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp được các Cục quản lý chuyên ngành chỉ định như: Cục quản lý chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi….

e. Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế. Hiện nay, để phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã chỉ định 08 cơ sở kiểm nghiệm (tổ chức thử nghiệm)

Về mô hình tổ chức và trang thiết bị: Các cơ sở được chỉ định là đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Về mặt trang thiết bị, phần lớn các đơn vị sự nghiệp nhà nước được trang bị tốt, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, máy móc thiết bị hiện đại hơn các thành phần ngoài nhà nước.

Về hệ thống quản lý chất lượng: Các cơ sở đều áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO/IEC 17025.

f. Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

- Để triển khai việc quản lý chất lượng đối với sản phẩm dệt may, hiện nay Bộ Công Thương đã chỉ định 09 tổ chức thử nghiệm để thử nghiệm/giám định hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may. Các tổ chức thử nghiệm/giám định này chủ yếu tập trung tại khu vực miền Nam (07 tổ chức) và 02 tổ chức tại khu vực miền Bắc.

- Đối với sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, hiện nay Bộ Công Thương mới chỉ định 03 tổ chức thử nghiệm.

- Việc chỉ định tổ chức thử nghiệm giám định hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Bộ Công Thương [1].

52

được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30/12/2011 của Bộ Công Thương về việc quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương [2].

Hiện nay các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định đã đáp ứng các yêu cầu về thử nghiệm quy định trong QCVN.

g. Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công An. Do tính chất bảo mật nên Bộ Công an chỉ định các đơn vị trực thuộc thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp, quản lý chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ.

Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công an nêu trên đã được đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, đào tạo lực lượng cán bộ để thực hiện công tác quản lý, đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý.

h. Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc Phòng.

Để tổ chức triển khai QCVN 01:2012/BQP, Bộ Quốc phòng yêu cầu lực lượng làm công tác dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ phải là lực lượng chuyên trách, được đào tạo cơ bản, có chứng chỉ chuyên môn và được kiểm tra sức khỏe theo quy định; tổ chức khi thi công rà phá bom mìn (RPBM) các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại việt nam (Trang 54 - 66)