Thực trạng các tổ chức đánh giá sự phù hợp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại việt nam (Trang 45 - 47)

Hiện nay, các tổ chức đánh giá sự phù hợp được phân bổ theo các lĩnh vực, theo điều kiện địa lý (tỉnh; thành phố) như sau:

3.1.1.1.Tổ chức công nhận

Văn phòng Công nhận chất lượng (BoA) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được thành lập từ năm 1995, nay thuộc Bộ KH và CN, là cơ quan tiến hành công nhận phòng thử nghiệm/ hiệu chuẩn, tổ chức giám định, tổ chức chứng nhận và đăng ký chuyên gia đánh giá.

Văn phòng Công nhận chất lượng là thành viên MRA của ILAC (International Laboratory Accreditation Cooperation - Tổ chức hợp tác công nhận phòng thí ngiệm quốc tế), APLAC (Asia Pacific Laboratory Accreditation Cooperation - Tổ chức công nhận các phòng thí nghiệm Châu Á-Thái Bình Dương) và là thành viên của PAC (Pacific Accreditation Cooperation - Tổ chức hợp tác về công nhận khu vực Thái Bình Dương).

Các Vụ quản lý chuyên ngành thực hiện công nhận phòng thử nghiệm như: Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn….

Ngoài ra, tại Việt Nam có sự tham gia của một số tổ chức Công nhận nước ngoài như tổ chức công nhận JAS-ANZ của Newzeland and Australia.

3.1.1.2.Tổ chức thử nghiệm

36

theo các vùng kinh tế (chi tiết số lượng phòng thử nghiệm tại các tỉnh, thành phố, các vùng xem phụ lục 1 của luận văn này), Phòng thử nghiệm (PTN) chủ yếu tập trung tại vùng 2 và vùng 5, đây cũng là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Số liệu cũng cho thấy rằng, lĩnh vực thử nghiệm được quan tâm đầu tư chủ yếu là lĩnh vực thử nghiệm hóa học. Nhìn chung, các phòng thí nghiệm này đáp ứng các yêu cầu về năng lực theo tiêu chuẩn ISO 17025. Tuy nhiên, các phòng thử nghiệm này được công nhận về mặt có hệ thống quản lý đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn, còn về năng lực thử nghiệm thì còn nhiều chỉ tiêu chưa thử nghiệm được, thiếu mẫu chuẩn, năng lực thử nghiệm thành thạo của các kỹ thuật viên chưa được quan tâm đúng mức. Dẫn đến kết quả thử nghiệm có tính chính xác chưa cao, không đảm bảo độ không đảm bảo đo trong các phép thử, thiếu sự so sánh kết quả có tính liên phòng. Do đó, nhiều khi cùng một mẫu, nhưng kết quả thử nghiệm lại cho kết quả khác nhau giữa các phòng thử nghiệm.

3.1.1.3.Tổ chức chứng nhận

Các tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động với BKHCN đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn ISO 17021 – Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý; ISO 17065 – Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý. Có lẽ, do đặc thù quản lý và xuất phát của hoạt động chứng nhận mà hầy hết các tổ chức chứng nhận đều tập trung ở Vùng 2, theo số liệu chiếm gần 50%. Các tổ chức chứng nhận ở Việt Nam như Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT), Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1; 2; 3 (QUATEST 1; QUATEST 2; QUATEST 3), ngoài ra có sự tham gia của một số tổ chức chứng nhận tư nhân; tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Nhìn chung, các tổ chức này đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý, có số lượng chuyên gia đủ trình độ. Bên cạnh đó, các tổ chức còn tồn tại nhiều hạn chế như một chuyên gia đánh giá phải tham gia đánh giá nhiều tổ chức, nhiều

37

loại hình doanh nghiệp. Dẫn đến, hoạt động đánh giá không được đảm bảo, kết luận thiếu tính khách quan, ít đem lại giá trị gia tăng cho các đơn vị được đánh giá chứng nhận phù hợp.

Chi tiết về số lượng và phân bổ các tổ chức chứng nhận theo vùng kinh tế được trình bày trong phụ lục 2 của luận văn này.

3.1.1.4.Tổ chức giám định

Các tổ chức giám định được công nhận để giám định chất lượng sản phẩm hàng hóa cơ bản đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 17020 – Yêu cần năng lực đối với tổ chức giám định. Do đặc thù công việc nên các tổ chức giám định thường phân bố tại các địa bàn có cửa khẩu (Cảng biển; cửa khẩu đường bộ)...Chi tiết về số lượng và phân bổ các tổ chức giám định theo các vùng kinh tế được trình bày trong phục lục 3 của luận văn này.

3.1.1.5.Tổ chức kiểm định

Các tổ chức kiểm định hoạt động đáp ứng các yêu cầu của Luật Đo lường (QH 11, phiên họp thứ 3) có hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu; có năng lực, phương tiện và trình độ của cán bộ phù hợp với lĩnh vực được kiểm định.

Chi tiết về số lượng và sự phân bổ các tổ chức kiểm định theo vùng kinh tế được trình bày tại phụ lục 4 của luận văn này.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại việt nam (Trang 45 - 47)