Trung Quốc
Đầu năm 2001, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh đối với hệ thống đánh giá sự phù hợp theo các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế và cũng phản ánh thực tiễn hoạt động này tại Trung Quốc. Ví dụ, sự hợp nhất các cơ quan công nhận,
23
trước đây các cơ quan này trực thuộc các Bộ ngành khác nhau thành một cơ quan hoạt động công nhận quốc gia. Điều này là cần thiết để loại bỏ nhiều tổ chức công nhận và đạt tên là CCC (China compulsory Certification) để thay thế cho “Great Wall Mark” được sử dụng đối với sản phẩm trong nước, và “CCIB Mark” nhắm vào sản phẩm nhập khẩu trước khi gia nhập WTO. Trong khi đó, Trung Quốc đã có những tiến bộ trong việc thúc đẩy sự công nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với các nước và các khu vực khác. Ví dụ, gần đây Trung Quốc đã ký một thỏa thuận công nhận lẫn nhau với các chính phủ New Zealand để ĐGSPH cho thiết bị và linh kiện điện và điện tử. Hệ thống đánh giá sự phù hợp tại Trung Quốc có thể tóm tắt các thành phần chính như sau:
- Luật, các quy định về đánh giá sự phù hợp - Hệ thống tiêu chuẩn hóa
- Hệ thống quy định hành chính - Hệ thống công nhận
- Hệ thống chứng nhận sản phẩm bắt buộc và hoạt động chứng nhận sản phẩm khác
- Sự tham gia và đóng góp của Trung Quốc trong các hoạt động quốc tế liên quan đến đánh giá sự phù hợp
Nhờ có sự điều chỉnh này, hiện nay, Hệ thống đánh giá sự phù hợp của Trung Quốc về cơ bản là hoạt động ổn định, đáp ứng các yêu cầu chung của quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Trung Quốc, sau đây là một số thành tựu cơ bản của công tác quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Trung Quốc.
a. Quy hoạch được mạng lưới tổ chức ĐGSPH.
Đối với tổ chức chứng nhận
Hiện nay, các tổ chức chứng nhận được phân bố tập trung trụ sở chính tại 03 thành phố: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và các chi nhánh của tổ
24
chức chứng nhận được phân bố tại khắp Trung Quốc (ví dụ như The China Quality Certification Center (CQC) có trụ sở chính tại Bắc Kinh và 11 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác tại Trung Quốc). Tại các khu vực giáp biển thì các tổ chức chứng nhận nhiều hơn ở sâu trong đất liền vì việc phân bổ như vậy phục vụ, thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc (hiện nay, Trung Quốc chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa đi các nước trên thế giới).
CNAS (China National Accreditation Service for Conformity Assessment) đã công nhận hơn 130 tổ chức chứng nhận (80% tổ chức chứng nhận tại Bắc Kinh, còn lại ở các tỉnh khác). Các tổ chức chứng nhận trong nước không phải là tổ chức công lập có 100% vốn của nhà nước (ví dụ như CQC hiện nay thuộc Tập đoàn Chứng nhận và Kiểm nghiệm Trung Quốc nhưng vẫn có 1 phần vốn của nhà nước) (tương tự như tại Việt Nam, các tổ chức này được thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính theo nghị định 115)
Các tổ chức chứng nhận này phải đăng ký và được CNCA (Certification and Accreditation Administration of China) phê duyệt mới được thực hiện hoạt động chứng nhận.
Đối với tổ chức thử nghiệm
Hiện nay, tại Trung Quốc có 4550 phòng thử nghiệm đã được CNAS công nhận, tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố đang phát triển: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, Giang Tô. Các phòng thử nghiệm này có năng lực thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa.
Để nâng cao năng lực thử nghiệm thì Chính phủ cũng sẽ đầu tư và các tỉnh cũng sẽ đầu tư thiết bị cho các phòng thử nghiệm. Việc đầu tư này mang tính trọng điểm theo nguyên tắc vùng tùy thuộc vào sản phẩm đặc thù của vùng đó. Bên cạnh đó, hiện nay một số tư nhân cũng tự đầu tư thiết bị để thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Hiện nay, Trung Quốc cũng đang định hướng đầu tư nâng cao năng lực thử nghiệm tập trung, tránh dàn trải, lãng phí.
25
Tại Trung Quốc, đối với các sản phẩm tại vùng nào (khu vực nào) thì phải gửi thử nghiệm tại khu vực đó và phòng thử nghiệm được CNCA chỉ định (đối với các sản phẩm bắt buộc chứng nhận). Ví dụ: sản phẩm tại Thượng Hải thì phải gửi thử nghiệm tại phòng thử nghiệm khu vực Thượng Hải, nếu không có thì phải gửi phòng thử nghiệm gần đó.
Đối với tổ chức giám định
CNAS đã công nhận 357 tổ chức giám định, có trụ sở chính tập trung tại các tỉnh, thành phố: Bắc Kinh, Giang Tô, Phúc Kiến, Thượng hải, Quảng Đông, Sơn Đông và các chi nhánh tại các tỉnh khác trên khắp cả Trung Quốc nhưng chủ yếu tập trung tại các tỉnh có bờ biển, sát biển để phục vụ giám định hàng xuất khẩu.
b. Về công tác chứng nhận.
Hoạt động chứng nhận tại Trung Quốc được triển khai thực hiện căn cứ vào các Luật và Điều lệ về Chứng nhận và công nhận năm 2003 (Điều lệ này tương đương với Nghị định tại Việt Nam) và văn bản quản lý hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động chứng nhận tại Trung Quốc được chia thành 02 loại: hoạt động tự nguyện và hoạt động bắt buộc (Điều này cũng giống như ở nước ta gồm chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy). Các tổ chức chứng nhận phải đăng ký và được CNCA phê duyệt mới được thực hiện hoạt động chứng nhận (gồm cả tổ chức chứng nhận nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc)
(Điều này cũng giống Việt Nam, tổ chức chứng nhận phải đăng ký lĩnh vực hoạt động và được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy chứng nhận đăng ký mới được thực hiện hoạt động chứng nhận tại Việt Nam).Đối với hệ thống quản lý khác như BRC, Global GAP…, tổ chức chứng nhận phải thông báo lên CNCA để được phép thực hiện chứng nhận các hệ thống này. Nếu CNCA chưa cho phép thì không được thực hiện chứng nhận các hệ thống này.
26
Hiện nay, tại Trung Quốc có hơn 174 tổ chức chứng nhận đang hoạt động, trong đó có 136 tổ chức trong nước, 38 tổ chức nước ngoài. Đối với tổ chức chứng nhận chưa được CNCA phê duyệt thì doanh nghiệp phải làm báo cáo gửi CNCA và CNCA sẽ xem xét. Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận: phải có 10 chuyên gia làm toàn thời gian (trong đó có 05 chuyên gia đánh giá trưởng), có trình độ chuyên môn phù hợp được đào tạo chuyên gia đánh giá và các chuyên gia này được cấp thẻ mới được thực hiện đánh giá (một chuyên gia chỉ được đăng ký cấp thẻ tại 01 tổ chức chứng nhận). Việc cấp thể do CCAA thực hiện. Đối với chuyên gia đánh giá hoạt động độc lập, không thuộc tổ chức đánh giá sự phù hợp thì các chuyên gia này cũng phải có thẻ chuyên gia.
Hoạt động chứng nhận bắt buộc (gắn dấu CCC)
Được thực hiện căn cứ trên cơ sở Danh mục bắt buộc phải chứng nhận. Nguyên tắc đưa sản phẩm vào Danh mục này là đảm bảo an toàn, môi trường, EMC (đối với 1 số sản phẩm điện-điện tử). Hiện nay, tại Trung Quốc 149 sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm bắt buộc chứng nhận, gắn dấu CCC trước khi lưu thông trên thị trường (gồm cả sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu) như thiết bị điện, điện tử; đồ chơi trẻ em; thiết bị viễn thông; sản phẩm y tế, phụ tùng xe máy, kính xây dựng, máy móc nông nghiệp, thiết bị chữa cháy,… Hiện nay, CNCA chỉ định 13 tổ chức chứng nhận và 152 phòng thử nghiệm và các tổ chức này được phân bố trên địa bàn các tỉnh tại Trung Quốc. Sản phẩm sau khi được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải đến Trung tâm cấp dấu CCC (Lãnh đạo Trung tâm này do CNCA quản lý và Trung tâm này có hơn 100 cán bộ) để đăng ký mẫu dấu trước khi sử dụng và phải trả phí (1 lần). Dấu CCC có thể được in hoặc khắc trên sản phẩm, bao bì sản phẩm. Trung tâm này có in dấu CCC và bán cho doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp yêu cầu). Trường hợp doanh nghiệp tự in dấu CCC thì doanh nghiệp
27
phải đăng ký mẫu dấu, kế hoạch sử dụng, phương án in và Trung tâm cấp dấu trước khi sử dụng. Nếu tổ chức chứng nhận phát hiện doanh nghiệp sử dụng sai, vi phạm thì có quyền đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận và dấu CCC. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận là 5 năm, 12 tháng thực hiện giám sát 1 lần.
Tiêu chuẩn để chứng nhận: là tiêu chuẩn của Trung Quốc (GB), các tiêu chuẩn cơ bản đều dựa trên tiêu chuẩn ISO, IEC
Về việc cấp thẻ chuyên gia đánh giá
- Việc cấp thẻ chuyên gia do CCAA (China Certification and Accreditation Association) thực hiện. Hiện nay, CCAA có hơn 400 hội viên và đều tham gia tự nguyện (trong đó toàn bộ các tổ chức chứng nhận, tổ chức đào tạo đều là hội viên; còn 1 số ít là tổ chức thử nghiệm, tổ chức tư vấn và doanh nghiệp).
- Để được cấp thẻ chuyên gia đánh giá thì chuyên gia được đào tạo và thi tại 1 tổ chức đào tạo được đăng ký, xác nhận năng lực như: cán bộ đào tạo phải tốt nghiệp đại học, hiểu cách thức chứng nhận, có kiến thức về QLCL thì mới được phép đào tạo). Sau khi có chứng chỉ đào tạo, chuyên gia đó phải đăng ký thi tại CCAA để được chứng chỉ và cấp thẻ chuyên gia đánh giá. Tuy nhiên, việc cấp thẻ chỉ áp dụng cho chuyên gia đánh giá HTQL, còn đối với các chuyên gia đánh giá sản phẩm thì chỉ cấp chứng chỉ (IRCA- The International Register of Certificated Auditors), thẻ chuyên gia đánh giá thì chuyên gia đó phải thực hiện việc chuyển đổi sang chứng chỉ, thẻ chuyên gia của Trung Quốc.
- Chứng chỉ và thẻ chuyên gia có giá trị 03 năm, trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ, chuyên gia phải duy trì quá trình đánh giá theo quy định.
(Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ áp dụng cấp thẻ cho chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong các cơ quan hành chính nhà nước, chưa thực hiện cấp thẻ cho chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý nói chung và đánh giá sản phẩm. Do đó, vấn đề này nên được xem xét, nghiên cứu học tập kinh nghiệm áp dụng tại Việt Nam)
28
c. Về công tác thử nghiệm
Yêu cầu phòng thử nghiệm phải có năng lực thử nghiệm và phải được đăng ký (đối với phòng thử nghiệm bên thứ 3) mới được thực hiện thử nghiệm.
d. Về công tác công nhận
Cơ quan quản lý hoạt động công nhận: CNCA
Số lượng tổ chức công nhận: Hiện tại Trung Quốc chỉ có duy nhất 01 tổ chức công nhận quốc gia (CNAS thành lập năm 2002)
Mô hình tổ chức của CNAS
- Hội đồng công nhận gồm 64 thành viên bao gồm cơ quan chính phủ (các Bộ: Công Thương; Giao Thông; Thể Thao; Ngân Hàng; Hải Quan…), các tổ chức ĐGSPH, khách hàng của tổ chức ĐGSPH, người sử dụng, cơ quan chuyên môn và các chuyên gia kỹ thuật.
- Ban chấp hành của Hội đồng công nhận gồm 13 thành viên.
- Chuyên gia đánh giá và chuyên gia kỹ thuật có khoảng 4000 người - Tổng số nhân viên của CNAS là 230 người làm việc tại 15 phòng, ban Các tổ chức chứng nhận muốn được CNAS công nhận thì phải đăng ký và được CNCA phê duyệt trước khi đăng ký công nhận (Hiện nay, tại Việt Nam chưa thực hiện, trên thực tế Văn phòng Công nhận Chất lượng – BoA đánh giá công nhận cho nhiều tổ chức chứng nhận nhưng các tổ chức chứng nhận này chưa đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN)