3.1.2.1.Hoạt động công nhận
a. Hoạt động công nhận của Văn Phòng Công nhận Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ
Hiện nay, tại Việt Nam, các Tổ chức công nhận thực hiện hoạt động công nhận cho 3 chương trình chính là: Công nhận năng lực phòng thử nghiệm; Công nhận năng lực tổ chức giám định; công nhận năng lực tổ chức chứng nhận. Hoạt động công nhận này nếu xét về bản chất là quá trình đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, năng lực của các tổ chức này phải đáp ứng các
38
yêu cầu về tổ chức giám định, chứng nhận, thử nghiệm đã được nêu tại phần 1 của luận văn này.
Bảng 3.1: Số lƣợng các tổ chức đánh giá sự phù hợp đƣợc đã đƣợc công nhận bởi Văn phòng Công nhận Chất lƣợng
Loại hình tổ chức đánh giá sự phù hợp Số lượng tổ chức được công nhận
Tổ chức thử nghiệm 861
Tổ chức giám định 39
Tổ chức chứng nhận (Bao gồm chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy) 49
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Trên thế giới đã có dịch vụ công nhận các tổ chức chứng nhận năng lực con người theo tiêu chuẩn ISO 17024. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa tiến hành công nhận năng lực con người.
b. Hoạt động công nhận của các cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc các Bộ như sau:
Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Xây dựng
Ngày 01/7/2008, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 11/2008/QĐ- BXD ban hành kèm theo Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Theo quy chế này, các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức xem xét, đánh giá và quyết định công nhận năng lực phòng thí nghiệm sẽ được cấp mã số LAS-XD quản lý. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải đăng ký hoạt động và được công nhận mới có giá trị pháp lý để cung cấp các số liệu thí nghiệm [11; 12]
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 1381 phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có mã số LAS-XD đang hoạt động trên mọi miền của đất nước.
Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giao Thông
Việc công nhận các phòng thử nghiệm được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 14/2008/QĐ-BGTVT ngày 21/8/2008 ban hành “Quy định
39
công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông” và Thông tư số 55/2011/TT-BGTVT ngày 17/11/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông” ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGTVT [3;4].
Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông phải đáp ứng các quy định tại Quyết định số 14/2008/QĐ-BGTVT và Thông tư số 55/2011/TT-BGTVT sẽ được Bộ Xây dựng xem xét chấp thuận để cấp mã số LAS-XD trước khi được Bộ Giao thông vận tải ra quyết định công nhận phòng thử nghiệm.
Theo số liệu thống kê (chưa đầy đủ) thì Vụ đã công nhận 102 phòng thử nghiệm thực hiện hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp.
Vụ Khoa học và công nghệ - Chất lượng sản phẩm (Nay là: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngày 11/10/1999, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành quyết định số 139/1999/QĐ-BNN-BKHCN về quy chế công nhận và quản lý phòng thử nghiệm ngành Nông nghiệp [9]. Đến nay, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các Cục quản lý lĩnh vực chuyên ngành như: Cục Chăn nuôi; Cục Trồng trọt; Cục Bảo vệ Thực vật; Cục quản lý chất lượng Nông lâm, thủy sản... tiến hành công nhận phòng thử nghiệm mã số LAS-NN cho các phòng thử nghiệm đáp ứng các tiêu chuẩn của từng lĩnh vực. Theo số liệu thống kê (chưa đầy đủ) thì số lượng phòng Thử nghiệm được công nhận trên 200 phòng thử nghiệm, các phòng thử nghiệm được công nhận phần lớn là các phòng thử nghiệm có sự đầu tư từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, có một số phòng của các tổ chức tư nhận như: Phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi – Công ty Cổ phần Chứng nhận và giám định (VINACERT); Phòng thử nghiệm phân bón – Công ty Giám định và Khử trùng (FCC)....
40
3.1.2.2.Hoạt động chứng nhận, giám định, thử nghiệm, kiểm định
a. Hoạt động chứng nhận
Hoạt động chứng nhận cơ bản gồm có 02 loại hình: Chứng nhận hợp chuẩn (Phù hợp tiêu chuẩn) và hoạt động chứng nhận hợp quy (Phù hợp quy chuẩn kỹ thuật). Trong đó, hoạt động chứng nhận hợp chuẩn bao gồm: Chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn hệ thống quản lý, ví dụ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000... và Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn (các Tiêu chuẩn này có thể là tiêu chuẩn: ISO; GB; DIN; TCVN...) với các sản phẩm tương ứng
Tại Việt Nam, hoạt động đánh giá chứng nhận hợp chuẩn được bắt đầu từ những năm 1994. Cho đến nay, theo số liệu thống kê (chưa đầy đủ) có trên 8000 doanh nghiệp được chứng nhận có các quy trình quản lý phù hợp với tiêu chuẩn quản lý như (Hệ thống quản lý chất lượng – ISO 9001; Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001; Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – ISO 22000; Hệ thống quản lý an toàn thông tin – ISO 27001; Hệ thống quản lý năng lượng – ISO 50001), hàng trăm ngàn sản phẩm được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế tương ứng. Hoạt động chứng nhận hợp quy được bắt đầu vào cuối năm 2007, đầu năm 2008 khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chính thức có hiệu lực, đến nay, với gần 400 Quy chuẩn kỹ thuật đã được các Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành thì hàng năm có hàng ngàn cuộc đánh giá phù hợp được các tổ chức tiến hành đánh giá sự phù hợp thực hiện và hàng triệu lô hàng; hàng vạn doanh nghiệp được chứng nhận có sản phẩm phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
b. Hoạt động giám định
41
yếu được diễn ra với các hàng hóa nhóm 2 (hàng hóa có khả năng gây mất an toàn) phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật. Tại Việt Nam, hoạt động Giám định đã được thực hiện rất sớm, còn có trước cả chứng nhận. Tuy nhiên, các hoạt động giám định đó chủ yếu là giám định khối lượng, ít quan tâm đến chất lượng, phục vụ mục đích thương mại. Mãi tới năm 2007, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa có hiệu lực, danh giới xác định giữa hoạt động Giám đinh chất lượng và Chứng nhận chất lượng còn chưa được làm rõ, một số tổ chức được các cơ quan có thẩm quyền chỉ định giám định phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, nhưng kết quả giám định không có sự khác biệt so với chứng nhận. Vì thế, có sự lầm lẫn trong việc thông qua kết quả phù hợp đối với các lô hàng và giá trị sử dụng của các kết quả này. Theo số liệu hàng năm, hoạt động Giám định trên 10.000 lô hàng, hàng nghìn quá trình, thiết bị....
c. Hoạt động kiểm định
Hoạt động Kiểm định tại Việt Nam chủ yếu diễn ra theo Luật đo lường và lĩnh vực chính: Kiểm định các thiết bị gây mất an toàn; Kiểm định các phương tiện đo lường phù hợp với các chuẩn (chuẩn đo lường quốc gia; chuẩn đo lường quốc tế). Hàng năm, có hàng trăm nghìn các phương tiện đo; các thiết bị gây mất an toàn được các tổ chức kiểm định thực hiện hoạt động kiểm định và cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định phù hợp với các tiêu chí kiểm định...