Trong những năm qua, chất lượng sản phẩm, hàng hóa luôn được xã hội quan tâm không chỉ là những yếu tố như giá cả, mẫu mã mà còn quan tâm đến đặc tính chất lượng, mức độ an toàn đối với người sử dụng. Đánh giá sự
67
phù hợp (ĐGSPH) là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của mỗi Quốc gia. Việc tiến hành đánh giá sự phù hợp trước khi sản phẩm hàng hóa được lưu thông trên thị trường mang lại niềm tin đối với người sử dụng là một nhu cầu tất yếu của các cơ quan quản lý chất lượng. Cùng với quá trình phát triển và xuất phát từ nhu cầu quản lý chất lượng của cơ quan có thẩm quyền là việc thành lập các tổ chức đánh giá sự phù hợp một cách ồ ạt, theo ước tính, hiện có hơn 1.500 tổ chức thử nghiệm, 350 tổ chức kiểm định, 150 tổ chức giám định và gần 80 tổ chức chứng nhận và một số tổ chức công nhận đang hoạt động tại Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực giám định, kiểm định và chứng nhận, công nhận có nhiều tổ chức nước ngoài, hoạt động dưới hình thức Công ty 100% vốn nước ngoài, công ty nhượng quyền. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động đánh giá sự phù hợp trong thời gian qua tồn tại nhiều bất cập như: Năng lực các tổ chức ĐGSPH chưa thực sự đồng đều, có nhiều trường hợp các tổ chức cung cấp kết quả ĐGSPH trái ngược nhau đối với cùng một đối tượng; có lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa có rất nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ nhưng có lĩnh vực bị bỏ ngỏ, không có dịch vụ, phải gửi đi nước ngoài đánh giá; có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức cung cấp cùng một dịch vụ v.v...Tất cả những bất cập của hệ thống các tổ chức ĐGSPH hiện tại đã làm giảm sự tin cậy của khách hàng, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước; gây lãng phí chi phỉ đầu tư, lãng phí chi phí của doanh nghiệp trong quá trình điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.Về hệ thống phòng thử nghiệm: qua nhiều năm đầu tư, xây dựng chúng ta đã hình thành được hệ thống các tổ chức thử nghiệm đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể, cấp bách của từng bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp. Một số phòng thử nghiệm đạt chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên nhìn chung, trang thiết bị thử nghiệm còn lạc hậu, độ chính xác thấp; năng lực thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá chỉ mới tập trung
68
vào một số lĩnh vực thử nghiệm giản đơn như: phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh của vài nhóm thực phẩm và đồ uống; một số chỉ tiêu cơ lý của vật liệu xây dựng; phân tích thành phần hóa học vật liệu kim loại, phân bón, chất tẩy rửa, hóa phẩm tiêu dùng, môi trường... Rất nhiều các chỉ tiêu đối với sản phẩm, được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia, yêu cầu độ chính xác cao hoặc các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn mới... chưa được các phòng thử nghiệm quan tâm đầu tư sớm nên năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu xã hội chưa cao và chưa phổ biến ở diện rộng. Việc đầu tư trang thiết bị, đào tạo chuyên gia của nhiều tổ chức thử nghiệm chưa được quy hoạch phù hợp dẫn đến việc nhiều tổ chức thử nghiệm trên cùng một địa bàn cùng thử một loại hàng hóa. Việc đầu tư như vậy đã tạo ra sự lãng phí và tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, hoạt động kém hiệu quả.
Hơn nữa, hiện nay các tổ chức đánh giá sự phù hợp thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành có năng lực không đồng đều và phân bố chưa phù hợp như số lượng tổ chức giám định tương đối lớn nhưng các tổ chức có chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, chuyên sâu rất ít, không đủ năng lực đáp ứng đối với công việc phục vụ quản lý nhà nước và tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam; ngược lại số lượng tổ chức chứng nhận lại chủ yếu tập trung ở khu vực phía bắc.
Vì vậy, nhằm khắc phục được tình trạng đầu tư trang thiết bị dàn trải, trùng lặp hoặc đầu tư cho một lĩnh vực quá nhiều và bỏ ngỏ lĩnh vực khác, đồng thời nâng cao chất lượng và tính minh bạch của hoạt động đánh giá sự phù hợp của các tổ chức đánh giá sự phù hợp, đáp ứng chuẩn mực quốc gia, khu vực, quốc tế đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp, chúng ta cần tiến hành “Quy hoạch mạng lưới đánh giá sự phù hợp”
a. Đối với tổ chức công nhận
69
chức công nhận khác nhau là mô hình mỗi nền kinh tế có một tổ chức công nhận duy nhất và mô hình nền kinh tế có một số tổ chức công nhận cùng hoạt động.
Các nền kinh tế điển hình theo mô hình có một số tổ chức công nhận có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Thái Lan...
Các nền kinh tế theo mô hình chỉ có một tổ chức công nhận duy nhất có Australia, Trung Quốc, New Zealand, Anh, Malaysia, Singapore, Indonesia, Thụy Điển, Na Uy,....
Hiện đang có xu thế tại một số quốc gia đã hình thành một số tổ chức công nhận do lịch sử để lại đang tổ chức cơ cấu lại theo hướng chỉ còn một tổ chức công nhận duy nhất. Một ví dụ điển hình là Trung Quốc. Trước đây tại nước này từng có hai tổ chức công nhận, nhưng năm 2002 Trung Quốc đã hợp nhất lại thành một tổ chức công nhận duy nhất là CNAS.
Xuất phát từ thực tiễn phát triển hoạt động đánh giá sự phù hợp trong hoạt động công nhận tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, tác giả kiến nghị nghiên cứu, học tập mô hình của Trung Quốc là tập trung các cơ quan công nhận tại các Bộ quản lý chuyên ngành thành một Cơ quan công nhận quốc gia duy nhất trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc thống nhất về công tác công nhận sẽ có các lợi ích sau:
Thứ nhất, giúp cơ quan quản lý nhà nước về đánh giá sự phù hợp có thể quản năng lực của tổ chức chứng nhận, giám định, thử nghiệm theo yêu cầu quản lý, định hướng thị trường, tăng độ chính xác của kết quả. Đồng thời, tổ chức công nhận quốc gia cũng có đủ năng lực, uy tín để có thể đại diện cho Việt Nam trong quá trình tham gia thỏa ước thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp đối với các nước, các nền kinh tế khi chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào TPP và WTO.
Thứ hai, Tổ chức công nhận quốc gia có thể tham gia, xây dựng và góp ý kiến về các chuẩn mực đánh giá sự phù hợp với vị trí và thế tốt hơn.
70
Thứ ba, thống nhất được năng lực, chuẩn mực của các chuyên gia đánh giá, các kỹ thuật viên, giám định viên từ đó có hình thức đào tạo, cấp chứng chỉ và theo dõi hoạt động của các đối tượng này.
Trước mắt, để nâng cao chất lượng hoạt động công nhận thì các cơ quan quản lý nhà nước mà trước hết là Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành chủ quản của các tổ chức công nhận cần bàn bạc thống nhất về các tiêu chuẩn cơ bản làm điều kiện hoạt động cho các tổ chức công nhận để các tổ chức này từng bước phát triển tiến tới có đủ năng lực và uy tín, vừa đáp ứng được nhu cầu đánh giá và công nhận chất lượng trong nước vừa đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn để được thừa nhận trên phạm vi khu vực và quốc tế. Đồng thời, xây dựng các tiêu chuẩn để có thể thừa nhận kết quả công nhận lẫn nhau giữa các tổ chức công nhận trong nước, tránh tình trạng lẫn lộn giữa hoạt động đánh giá và công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp và hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định để phục vụ quản lý nhà nước của các bộ, ngành có liên quan. Ở đây, các cơ quan quản lý và các chủ thể có liên quan cần thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, theo đó hoạt động dịch vụ kỹ thuật do tổ chức sự nghiệm khoa học tiến hành phải được tách biệt với hoạt động quản lý nhà nước.
b. Đối với tổ chức chứng nhân; tổ chức thử nghiệm; tổ chức giám định; tổ chức kiểm định
Tại Chương 2 phần thực trạng các tổ chức chứng nhận; giám định và kiểm định. Tác giả đã nêu ra sự phân bố không hợp lý của các tổ chức này theo vùng kinh tế. Vì thế, xét theo mức độ ưu tiên, phân bố theo vùng kinh tế và nhu cầu về năng lực, tác giả kiến nghị quy hoạch số lượng đơn vị và địa bàn hoạt động ĐGSPH như sau:
71
Bảng 4.1: Đề xuất quy hoạch mạng lƣới đánh giá sự phù hợp
STT Loại hình tổ chức Tên vùng Số lượng
1 Tổ chức thử nghiệm
Trung du và miền núi phía Bắc 06
Đồng bằng sông Hồng 21
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 21
Tây Nguyên 06
Đông Nam Bộ 18
Đồng bằng sông Cửu Long 15
Tổng cộng: 87
2 Tổ chức chứng nhận chất
lượng sản phẩm, hàng hóa
Trung du và miền núi phía Bắc không
Đồng bằng sông Hồng 09
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 06
Tây Nguyên không
Đông Nam Bộ 07
Đồng bằng sông Cửu Long 05
Tổng cộng: 27
3 Tổ chức giám định
Trung du và miền núi phía Bắc không
Đồng bằng sông Hồng 09
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 06
Tây Nguyên không
Đông Nam Bộ 07
Đồng bằng sông Cửu Long 05
Tổng cộng: 27
4 Tổ chức kiểm định Trung du và miền núi phía Bắc 05
Đồng bằng sông Hồng 09
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 06
Tây Nguyên 05
Đông Nam Bộ 07
Đồng bằng sông Cửu Long 05
Trung du và miền núi phía Bắc 05
72
Theo như bảng 4.1, tác giả kiến nghị 87 tổ chức thử nghiệm; 27 tổ chức chứng nhận; 27 tổ chức giám định; 42 tổ chức kiểm định. Các tổ chức được duyệt đưa vào quy hoạch này phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Đối với tổ chức chứng nhận: Phải đáp ứng đủ năng lực theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17021 – Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý và ISO 17065 – Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm (hợp chuẩn; hợp quy)
Đối với tổ chức thử nghiệm: Đáp ứng yêu cầu ISO/IEC 17025 – Yêu cầu đối với tổ chức thử nghiệm
Đối với tổ chức giám định: Đáp ứng yêu cầu ISO/IEC 17020 – Yêu cầu đối với tổ chức giám định
Đối với tổ chức kiểm định: Có phòng thử nghiệm xây dựng và duy trì năng lực thử nghiệm theo theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 và đã được đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trong khi cân nhắc đề xuất số lượng các tổ chức ĐGSPH như bảng trên tác giả đã nghiên cứu và xem xét các yếu tố:
- Chất lượng, năng lực của các tổ chức này phụ thuộc vào nhân sự (con người).
- Các tổ chức này có thể sử dụng các nhà thầu phụ (Tổ chức thử nghiệm, kiểm nghiệm) ở tất cả các tỉnh, thành phố.
- Giảm cạnh tranh không lành mạnh vì không cần thiết tỉnh, thành phố nào cũng cần phải có tổ chức này.
- Giao thông hiện nay thuận lợi nên việc di chuyển của các chuyên gia thuộc các tổ chức này dễ dàng, không khó khăn.
- Thuận lợi cho nâng cao trình độ cho chuyên gia của các tổ chức này. Đồng thời, tác giả cũng đã tham khảo đề án “Quy hoạch mạng lưới
73
đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam” do Vụ Hợp chuẩn Hợp quy thuộc Tổng cục TCĐLCL chủ trì, về phần lớn tác giả Luận văn này chấp nhận số lượng các tổ chức chứng nhận, giám định và kiểm định do đề án đưa ra. Tuy nhiên, ở đây tác giả xin bổ sung thêm số lượng phát triển các tổ chức kiểm định tại Vùng Trung du và miền núi phía bắc: 5 tổ chức và vùng Tây nguyên: 5 tổ chức. Bởi lẽ, theo tác giả quan điểm phát triển kinh tế xã hội được Đảng, nhà nước có định hướng phát triển mạnh các khu vực kinh tế này và là vùng tương đối đặc thù trong cả nước, khó khăn trong việc di chuyển nên cần có tổ chức kiểm định thực hiện hoạt động kiểm định các sản phẩm, thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất của khu vực.
Với quy hoạch như vậy, tác giả có thể dự đoán xu hướng phát triển và các hiệu quả kinh tế xã hội mà quy hoạch này có thể mang lại như:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cáo sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa của Việt nam trên thị trường quốc tế và khu vực; đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khỏe con người, quyền và lợi ịch hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;
- Công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại.
- Việc hình thành mạng lưới các tổ chức đánh giá sự phù hợp sẽ giúp cơ quan quản lý có cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết để thực hiện quản lý các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn.
- Việc hình thành mạng lưới các tổ chức đánh giá sự phù hợp sẽ phát huy năng lực và tiềm năng của các PTN trọng điểm quốc gia, tạo sân chơi bình đẳng giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp với việc nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư tang thiết bị nhằm nâng cao năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
74
Để thực hiện giải pháp quy hoạch, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành và địa phương. Trong đó, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì quy hoạch, kết hợp với các Bộ ngành, địa phương để thực hiện.