Mở đầu Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chủ tịch đã dẫn lại tuyên bố bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" và Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đây là những quyền con người cơ bản mà bất kỳ con người nào là nam giới hay nữ giới, bất kỳ dân tộc nào dù chiếm đa số hay thiểu số… đều phải được hưởng như nhau.
Là một nước dân chủ, việc bảo đảm quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt là đem lại quyền lợi cho phụ nữ và dân nghèo là tôn chỉ, là mục đích xuyên suốt từ trước tới nay của Đảng và Nhà nước ta. Để tạo cơ sở vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước cũng như bảo vệ các thành quả của cách mạng, trong đó chủ yếu là quyền lợi của nhân dân, Nhà nước đã sớm ban hành nhiều văn bản quy
47
phạm pháp luật đề cập đến quyền con người, quyền công dân, trong đó tiêu biểu là Hiến pháp năm 1946.
Tại Lời nói đầu Hiến pháp năm 1946 khẳng định:
“Được quốc dân giao trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:
- Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, trai gái, giai cấp, tôn giáo; - Đảm bảo các quyền tự do dân chủ;
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân…”
Như vậy, quyền tự do dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp Việt Nam năm 1946, trong đó quyền bình đẳng giới được dành một vị trí trang trọng trong các quy định của Hiến pháp này.
Tại Điều 1 của Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Nước Việt nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Như vậy, nam giới và nữ giới bình đẳng với nhau trong việc làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Về phương diện bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình cũng được Hiến pháp năm 1946 quy định tại các Điều 6, Điều 7 và Điều 9. Cụ thể:
“Tất cả công dân Vịêt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá” (Điều 6).
“Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình” (Điều 7); và “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”
48
Để hiện thực hóa các quy định nêu trên của Hiến pháp năm 1946, Nhà nước ta đã ban hành nhiều Sắc lệnh, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị về tổ chức thực hiện bình đẳng giới nói chung, trong đó có bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình. Cùng với thời gian, quyền bình đẳng giới dần được nâng cao về chất lượng, hạn chế dần những biểu hiện bình đẳng giới mang tính chất hình thức. Sắc lệnh số 97/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 ra đời đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của chính sách về hôn nhân và gia đình, trong đó quy định quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn, chế độ đa thê bị tiêu huỷ, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được pháp luật xác lập... Trong Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950, vấn đề bình đẳng nam nữ trong gia đình được khẳng đinh:
“Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” (Điều 5); “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ” (Điều 6); “Người vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi, khi đã đến tuổi thành niên thì dù còn ở với cha mẹ, người con cũng có quyền tự lập (Điều 7). Về vấn đề ly hôn, Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 cũng thể hiện sự bình đẳng nam nữ, như công nhận quyền tự do giá thú và tự do ly hôn, xoá bỏ sự phân biệt không bình đẳng về các duyên cớ ly hôn riêng cho vợ và chồng trong các Bộ luật cũ, đồng thời quy định duyên cớ chung cho cả hai vợ chồng (Điều 2). Bên cạnh đó, Sắc lệnh số 159/SL cũng quy định điều khoản bảo vệ phụ nữ và thai nhi mà không bị xem là bất bình đẳng giới: “Trường hợp ly hôn mà người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin Toà án hoãn đến sau kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn” (Điều 5).
Cách mạng tháng Tám là bước ngoặt lịch sử về quyền con người đối với dân tộc Việt Nam và cũng là bước ngoặt lịch sử đối với việc đấu tranh giành quyền bình đẳng giới nói chung, quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình nói riêng cho phụ nữ Việt Nam. Bản chất của
49
bước ngoặt này là đem lại quyền tự do, bình đẳng cho phụ nữ để giải phóng phụ nữ, giải phóng giai cấp.