Hiến pháp 1980 tiếp tục kế thừa và phát huy các thành tựu đạt được trong bảo vệ và phát huy quyền bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình nói riêng. Đặc biệt, trong thời kỳ này, Việt Nam đã ký kết Công ước CEDAW và nhiều điều ước quốc tế khác về quyền con người.
Để nội luật hóa các cam kết quốc tế về quyền con người nói chung, quyền bình đẳng giới nói riêng, trong đó có quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001). Bản Hiến pháp lần đầu tiên khẳng định nhà nước Việt Nam tôn trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội và thể hiện các quyền đó ở các quyền công dân được quy định tại Hiến pháp và các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Điều 50). Từ nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”
51
(Điều 52 ), toàn bộ chương V của Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập quyền bình đẳng của công dân nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể như bình đẳng về chính trị (các Điều 53,54); về lao động (các Điều 55, 56); về kinh doanh (Điều 57); về dân sự (Điều 58); về giáo dục, khoa học (các Điều 59, 60); về chăm sóc sức khoẻ (Điều 61)...
Trong nhiều bộ luật, luật đã ban hành để thực thi Hiến pháp năm 1992 có các điều khoản quy định nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo…Đồng thời có các chương, điều khoản riêng áp dụng cho đối tượng được bảo vệ đặc biệt là phụ nữ. Cùng với đó, phụ nữ cũng là đối tượng quan trọng được pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ. Bộ luật Hình sự năm 1985, và đặc biệt là Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có nhiều quy định thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong bảo vệ quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, cụ thể như quy định về các tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146); tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Điều 148); tội vi phạm chế độ một vợ một chồng (Điều 147)... Đáng chú ý nhất là Điều 130 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”. Như vậy, hành vi thể hiện bất bình đẳng giới đã bị hình sự hóa.
Các Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, 2000 và 2014 đã tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định về quyền bình đẳng của vợ, chồng đối với tài sản chung, bao gồm cả quyền sử dụng đất, về cách thức phân chia các tài sản đó trong trường hợp ly hôn có tính đến những tình huống thực tế mà trong nhiều trường hợp người phụ nữ phải chịu thiệt thòi, bị phân biệt đối xử. Ví dụ như tình trạng hai vợ chồng sống chung cùng gia đình chồng, khi người vợ
52
sau ly hôn không có điều kiện canh tác trên đất thuộc quyền sử dụng chung với gia đình chồng… Không những vậy, các luật này còn thể hiện quyền của trẻ em nam và trẻ em nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình là bình đẳng với nhau. Trong lĩnh vực dân sự, Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng đã khẳng định quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự tại Điều 5:“Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau”.
Luật Bình đẳng giới năm 2006 được ban hành đã bao quát các vấn đề về bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói riêng. Đây là văn bản pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể về các vấn đề bình đẳng giới, từ chính sách của Nhà nước đối với bình đẳng giới đến bình đẳng giới trong các lĩnh vực cụ thể, quy định trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện bình đẳng giới và nội dung thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực.
Kế thừa và phát huy các thành tựu trước đó trong bảo vệ quyền con người nói chung, quyền bình đẳng giới nói riêng, trong đó có quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi nhận và khẳng định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”
(Điều 16). Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 đã dành hẳn một điều riêng quy định về vấn đề bình đẳng giới một cách đầy đủ và cụ thể hơn so với Hiến pháp 1992, cụ thể tại Điều 26, trong đó nêu rằng: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”. Đối với lĩnh vực dân sự, kế thừa các quy định trước đây về bình
53
đẳng giới trong lĩnh vực này, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định sự