Quyền bình đẳng giới trong pháp luật quốc tế và pháp luật của một số

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 44 - 51)

một số quốc gia.

Bình đẳng giới không phải là vấn đề riêng của mỗi quốc gia, mà đó là vấn đề chung của toàn nhân loại. Xuất phát từ sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ diễn ra ở khắp nơi trên thế giới nên ngay từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã xác định rõ một mục tiêu hành động của tổ chức này là bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Tại Điều 1 Hiến chương Liên Hợp Quốc

38

quy định:“… khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Quyền bình đẳng giới sau đó tiếp tục được khẳng định và ghi nhận trong Điều 2 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền: “Mọi người đều được hưởng các quyền tự do nêu trong bản tuyên ngôn này, không có bất kì sự phân biệt đối xử nào về màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến, hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, giống nòi hay các tình trạng khác”.

Ngày 10/12/1979, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) . Sự ra đời của CEDAW xuất phát từ nhận thức quan trọng của cộng đồng quốc tế về quyền con người, đó là bình đằng trở thành thước đo giá trị của phẩm giá và quyền cơ bản của con người trong xã hội. Trên bình diện pháp luật, bình đẳng là nguyên tắc của luật quốc tế về quyền con người, được ghi nhận trong hàng loạt các văn kiện quốc tế quan trọng trước khi CEDAW ra đời.

Là điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực quyền con người, ngoài Lời mở đầu, CEDAW chia thành 6 phần với 30 điều khoản. Nội dung cơ bản hướng vào cách thức, biện pháp nhằm loại trừ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong thụ hưởng các quyền con người cơ bản đã được xác định bởi các điều ước quốc tế về nhân quyền khác. CEDAW nhằm trao cho phụ nữ trên toàn thế giới những quyền con người đã được luật quốc tế và luật quốc gia ghi nhận nhưng phụ nữ chưa được hưởng hoặc chưa được hưởng một cách đầy đủ trên thực tế bởi sự phân biệt đối xử với phụ nữ ở các quốc gia. Với cách tiếp cận đó, CEDAW chỉ ra những lĩnh vực cụ thể hiện đang tồn tại sự phân biệt đối xử với phụ nữ một cách nặng nề để từ đó xác định những biện pháp thích hợp nhằm loại bỏ hoàn toàn tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội [1, trang 4].

39

Mặc dù vậy, cũng cần lưu ý là CEDAW không quy định các quyền con người mới của phụ nữ mà CEDAW tập trung đề ra cách thức, biện pháp nhằm loại trừ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong việc hưởng thụ các quyền con người đã được thừa nhận trong các điều ước quốc tế khác. CEDAW cũng không bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội mà chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực có sự phân biệt đối xử nặng nề với phụ nữ như hôn nhân và gia đình, quan hệ dân sự, lao động việc làm, đời sống chính trị, giáo dục đào tạo, y tế đồng thời xác định những cách thức, biện pháp để xóa bỏ những sự phân biệt đối xử đó.

Đối với lĩnh vực dân sự, CEDAW không điều chỉnh riêng ở một quy định chung, thống nhất mà các quy định của CEDAW điều chỉnh trong lĩnh vực dân sự lại nằm rải rác ở nhiều quy định khác nhau. Trong đó, tập trung nhất và nổi bật nhất là điều chỉnh về vấn đề bình đẳng giới của phụ nữ đối với quốc tịch. Quốc tịch là quyền nhân thân cơ bản của con người, của công dân. Nó rất có ý nghĩa bởi đây là cơ sở để một cá nhân được hưởng quyền công dân của một quốc gia. Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng về vấn đề quốc tịch hoặc liên quan đến quốc tịch như phụ nữ lấy chồng phải thay đổi quốc tịch theo quốc tịch của chồng, hoặc trong trường hợp vợ chồng có hai quốc tịch khác nhau, con sinh ra phải theo quốc tịch của cha... vẫn còn diễn ra phổ biến. Đặc biệt trong giai đoạn các quốc gia hội nhập. Vì vậy, Điều 9 CEDAW yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong việc nhập, thay đổi, giữ quốc tịch mà không phụ thuộc vào quốc tịch của chồng hoặc của cha, đặc biệt trong trường hợp phụ nữ kết hôn với người nước ngoài. Điều này cũng đảm bảo cho phụ nữ bình đẳng với chồng của họ trong việc xác định quốc tịch của con.

Đối với vấn đề hôn nhân và gia đình, khác với lĩnh vực dân sự, nhận định thực tế trong hầu hết các xã hội, phụ nữ thường phải chịu sự đối xử bất

40

bình đẳng ngay trong gia đình, thể hiện ở các khía cạnh hôn nhân cưỡng bức, phụ nữ không có quyền quyết định trong các vấn đề liên quan đến con cái, quản lý và phân chia tài sản... Nguyên nhân của sự phân biệt đối xử này thường bắt nguồn từ các tập tục truyền thống, là khía cạnh khó tác động và có sức ỳ cao nhất. Tuy nhiên, nếu thiết lập được bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình lại là yếu tố mang tính quyết định mang lại sự bình đẳng cho nữ giới một cách đầy đủ với nam giới. Điều 16 CEDAW đề cập đến các khía cạnh bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như sau:

- Bình đẳng về kết hôn: phụ nữ phải được tự do quyết định việc kết hôn và lựa chọn người phối ngẫu. Vấn đề này liên quan đến trách nhiệm của các nhà nước trong việc quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu, việc đăng ký kết hôn, chế độ hôn nhân tự nguyện, cấm chế độ đa thuê, cấm việc tảo hôn...

- Bình đẳng trong hôn nhân và khi hôn nhân kết thúc: phụ nữ phải được bình đẳng với chồng cả trong thời gian hôn nhân và khi đã ly hôn. Điều này liên quan đến một loạt vấn đề như quản lý tài sản chung trong gia đình, quyền và trách nhiệm đối với con cái, xác định số con và khoảng cách giữa các lần sinh, việc cho – nhận con nuôi...

Ủy ban CEDAW cũng đã ban hành Khuyến nghị chung số 19 và Khuyến nghị chung số 21 để khuyến nghị các quốc gia thành viên của công ước thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền bình đẳng giới của phụ nữ tại quốc gia, được nội luật hóa cũng như thực hiện trên thực tế.

CEDAW là thắng lợi của cuộc đấu tranh lâu dài với một thực tế đã tồn tại từ nhiều thế kỉ ở hầu hết các châu lục, đó là tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ - những người chiếm đến hơn một nửa của thế giới nhưng hầu như chưa một quốc gia nào đối xử với họ một cách xứng đáng.

Đến nay, đã có ¾ số quốc gia Liên Hợp Quốc tham gia CEDAW và để thực hiện công ước này, rất nhiều nước đã ban hành luật bình đẳng giới. Luật

41

bình đẳng giới đã có tác dụng thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ ở nhiều quốc gia. Hai nước Phần Lan và Thụy Sỹ đã có Luật Bình đẳng giới cách đây từ 10 đến 20 năm. Phụ nữ hai nước có sự tiến bộ rõ nét, cả hai nước đều có nhiều phụ nữ đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong Quốc hội, trong Chính phủ. Phần Lan là một trong những nước phát triển nhất ở Bắc Âu và Thụy Sỹ là một trong những nước phát triển nhất ở Trung Âu. Cả hai nước đều theo chế độ cộng hoà, quyền lập pháp thuộc về Quốc Hội và Tổng thống. Luật Bình đẳng giới của Phần Lan, Thụy Sỹ đã thực sự đi vào cuộc sống vừa chi phối vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Các luật, chính sách ban hành sau Luật Bình đẳng giới đều được Quốc hội xem xét rất kỹ nếu có những quy định nào đó thể hiện sự bất bình đẳng giới đều không được quốc hội thông qua. Luật Bình đẳng giới đã đề cập đến vấn đề bình đẳng nam nữ trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhất là vấn đề tiền lương, thu nhập, vấn đề lao động việc làm, quyền thừa kế tài sản, trong đào tạo tuyển dụng lao động…Chẳng hạn, trong tất cả các thông báo tuyển dụng lao động hay tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ở các cơ quan đơn vị từ trung ương đến địa phương, kể cả các cơ sở sản xuất kinh doanh đều không được trái với luật bình đẳng giới, không có sự phân biệt đối xử nam, nữ như cấm thông báo tuyển dụng có sự phân biệt đối xử và không một thông báo tuyển dụng lao động, tuyển sinh đào tạo nào được phép áp dụng riêng cho nam hoặc nữ. Luật bình đẳng giới của hai nước này thậm chí còn cấm cả những tập tục truyền thống có tính chất phân biệt đối xử về giới. Ở Phần Lan còn quy định ở các cơ quan hoạch định, ban hành chính sách, các cơ quan công quyền phải đảm bảo tỷ lệ nam - nữ là 50-50. Người chủ sử dụng lao động có nghĩa vụ thức đẩy bình đẳng giới, các doanh nghiệp có từ 30 lao động trở lên phải có kế hoạch thực hiện bình đẳng giới, các cơ quan chức năng của chính phủ thông qua thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện đơn vị nào vi

42

phạm thì bị phạt và người chủ doanh nghiệp, người đứng đầu đơn vị buộc phải có kế hoạch thực hiện đúng quy định của Luật Bình đẳng giới.

Đối với quyền thừa kế tài sản, trước kia ở Phần Lan chỉ có con trai trưởng mới có quyền thừa kế tài sản của bố mẹ, nhưng sau khi Luật Bình đẳng giới ra đời thì quyền thừa kế tài sản trong gia đình cho cả nam và nữ. Đây là vấn đề gay go nhất, tranh luận trong nhiều năm ở các cấp, các ngành, tồn tại hàng trăm năm ở Phần Lan nhưng đã có sự thay đổi và được nhân dân đồng tình hoan nghênh. Trong khi đó, Luật Bình đẳng giới của Thụy Sỹ cấm không được phân biệt đối xử với người lao động trên cơ sở giới tính của họ, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh gia đình, kể cả trường hợp đó là người lao động nữ hoặc người đang mang thai, sinh đẻ, dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Điều cấm này đặc biệt áp dụng đối với việc thuê mướn nhân công, phân công nhiệm vụ, điều kiện lao động, đào tạo cơ bản hoặc nâng cao, đề bạt hoặc sa thải nhân công. Các biện pháp thích hợp để thực hiện bình đẳng thực sự không được coi là phân biệt đối xử. Luật bình đẳng giới của cả hai nước này đều quy định tuổi về hưu là giống nhau giữa nam giới và nữ giới [23].

Ở Hoa Kỳ, Tu chính án về Quyền bình đẳng (Equal Rights Amendment) vào Hiến pháp Hoa Kỳ được đề xuất lần đầu tiên bởi Đảng Phụ nữ Quốc gia năm 1923. Nội dung của đề xuất này là mong muốn mang lại sự bình đẳng pháp lý về giới tính và cấm phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính. Tuy nhiên, tại thời điểm đề xuất, đề xuất này đã không được thông qua. Cuối những năm 1960, cùng với sự sự hồi sinh của chủ nghĩa nữ quyền và dưới sự lãnh đạo của luật sư Bella Abzug, dân biểu thành phố New York, và các nhà nữ quyền Betty Friedan và Gloria Steinem, nó đã giành được hai phần ba số phiếu bầu cần thiết từ Hạ viện Mỹ vào tháng 10 năm 1971 và đến tháng 3 năm 1972, nó được Thượng viện chấp thuận và được gửi tới các tiểu bang để phê chuẩn.

43

Hawaii là bang đầu tiên phê chuẩn những gì lẽ ra sẽ trở thành Tu chính án thứ 27, theo sau là 30 bang khác chỉ trong 01 năm. Tuy nhiên, đến giữa những năm 1970, một phong trào phản đối nữ quyền đã làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Tu chính án về Quyền bình đẳng, khiến nó cuối cùng không được phê chuẩn do không giành được sự ủng hộ cần thiết của ít nhất 38 bang, tức ít nhất ba phần tư số bang của Hoa Kỳ. Do đó, Tu chính án này đến nay vẫn chưa mang giá trị pháp lý và chưa trở thành Tu chính án chính thức của Hiến pháp Hoa Kỳ. Vì vậy, quyền bình đẳng giới, với ngoại lệ đáng chú ý khi gắn liền với quyền bỏ phiếu, đã không được Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XX, chính phủ liên bang và tất cả các bang đã thông qua luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phụ nữ. Một trong những nội dung chính của Tu chính về Quyền bình đẳng trong lần đề xuất cuối cùng ghi rõ:

“Quyền bình đẳng dưới pháp luật không thể bị từ chối hoặc hạn chế bởi Liên bang hay bất kỳ Tiểu bang nào vì lý do giới tính.”

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, trong Chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ khái niệm và vai trò giới, khái quát bản chất và các yếu tố đánh giá bình đẳng giới, phân tích cơ sở lý luận về quyền bình đẳng giới trong lĩnh dân sự, hôn nhân và gia đình. Qua đó làm rõ các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện pháp luật trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giới trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình. Những vấn đề lý luận được trình bày ở Chương 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình ở Việt Nam trong thời gian qua.

44

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 44 - 51)