Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giới trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 38)

trong các quan hệ dân sự, hôn nhân, gia đình

Pháp luật là hệ thống các quy tắc cư xử có tính bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội, do các nhà nước ban hành để quản lý xã hội. Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong việc hiện thực hoá các quyền con người nói chung, quyền bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực nói riêng. Các quyền con người, mặc dù về bản chất là tự nhiên, bẩm sinh, vốn có, nhưng không thể thực hiện được nếu không được pháp luật của các quốc gia ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện.

Văn kiện Đại hội Đảng X đã khẳng định “Chăm lo công tác phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp”. Điều này càng thực sự quan trọng khi đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập , toàn cầu hóa thời kỳ của những cơ hội và thách thức của thời đại, của xu hướng phát triển chung của nhân loại thì một trong những khó khăn mà các quốc gia đều phải đối mặt đó là sự phân biệt đối xử về giới . Nếu tính về dân số , phụ nữ chiếm một nửa nhân loa ̣i. Về gia đình cho dù là gia đình đó trong xã hô ̣i hiê ̣n đa ̣i hay la ̣c hâ ̣u ,

30

nhà nước pháp triển hay đang phát triển , chưa phát triển ; châu Âu hay châu Á… thì ngoài công viê ̣c xã hô ̣i , phụ nữ bao giờ cũng phải thực hiện thiên chức của người vợ , người me ̣ nhằm duy trì nòi giống , duy trì cuô ̣c sống . Có thể thấy, phụ nữ có vai trò vô cùng quan tro ̣ng trong xã hô ̣i và gia đình nhưng trên thực tế, sự phân biê ̣t đối xử với phu ̣ nữ vẫn còn tồn ta ̣i ở nhiều mức đô ̣ , dạng thức khác nhau , khiến cho phu ̣ nữ phải chi ̣u nhiều bất công , thiê ̣t thòi, làm ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng, hạn chế sự phát triển tài năng, trí tuệ của phụ nữ.. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã và đang nỗ lực để cải thiện vị thế của người phụ nữ trong gia đình, xã hội nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng giới. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới đã trở thành mục tiêu , trung tâm của sự phát triển , nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cả nam giới, phụ nữ, là điều kiện tiên quyết để đạt được sự phát triển bền vững về chính trị, kinh tế, xã hội và duy trì văn hóa truyền thống.

Trong xã hội hiện đại và dân chủ ngày nay, pháp luật về quyền con người rất được coi trọng xây dựng và đảm bảo thực hiện. Quyền bình đẳng giới cùng với các quyền con người khác đã được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia bảo hộ từ lâu, hiện đã trở thành khuôn mẫu cho hành vi của con người, được các nhà nước bảo đảm thực hiện.

Việc ghi nhận quyền bình đẳng giới, cơ chế bảo đảm và thực hiện quyền bình đẳng giới vào trong pháp luật rất được Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế và các quốc gia quan tâm. Hệ thống văn bản pháp luật quốc tế về quyền bình đẳng giới đã ra đời từ khi Liên Hợp Quốc được thành lập (1945) và liên tục được phát triển. Tại nhiều quốc gia còn xây dựng những đạo luật riêng về bình đẳng giới, trong đó ghi nhận bình đẳng giới là quyền pháp lý, quyền này phải được phổ biến sâu rộng đến toàn xã hội, được nhà nước tổ chức và bảo đảm thực hiện, tổ chức, cá nhân nào vi phạm quyền này đều phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý. Ở Việt Nam, bình đẳng giới từ lâu đã

31

được ghi nhận như một nguyên tắc hiến định, và được cụ thể hoá trong nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân – Gia đình, Bộ luật Lao động, Bộ luật Tố tụng Hình sự…Các văn bản pháp luật này không chỉ quy định sự bình đẳng về mọi mặt giữa các cá nhân và pháp nhân nói chung, mà còn giữa vợ với chồng, trẻ em nam với trẻ em nữ trong các quan hệ phát sinh trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong gia đình.

Bởi vậy, khi pháp luật về bình đẳng giới được thực thi có hiệu quả sẽ đảm bảo cho phu ̣ nữ được bình đẳng cùng nam giới trong viê ̣c tham gia vào các hoạt động xã hội , thừa hưởng mo ̣i thành quả của tiến bô ̣ xã hô ̣i đem la ̣i , khơi dâ ̣y tiềm năng làm chủ xã hô ̣i của mô ̣t lực lượng lao đô ̣ng quan trọng, chiếm mô ̣t nửa nguồn nhân lực vào công cuô ̣c xây dựng đất nước . Đồng thời, đây là nhân tố khẳng đi ̣nh Viê ̣t Nam là mô ̣t quốc gia tiến bô ̣ , dân chủ , văn minh thực hiê ̣n đúng các cam kết quốc tế đã tham gia và kí kết về bả o đảm quyền lợi của người phu ̣ nữ , quyền bình đẳng giới với tinh thần Viê ̣t Nam là mô ̣t quốc gia đô ̣c lâ ̣p, có chủ quyền, chủ động hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 38)