Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1980

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 56 - 57)

Hiến pháp 1959 tiếp tục khẳng định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 22). Cùng với đó, quyền bình đẳng của nữ giới và nam giới cũng được Hiến pháp khẳng định tại Điều 24: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ công hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

Cùng làm việc như nhau, phụ nữ đuợc hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương.

Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ.

Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”.

Để cụ thể hóa các vấn đề về hôn nhân và gia đình trong Hiến pháp 1959, Nhà nước ta đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Trong quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, đặc biệt thể hiện xuyên suốt nguyên tắc bình đẳng giới.

Điều 1 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: "Nhà nước đảm bảo việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hòa thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ".

Theo quy định tại Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959: “ Xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái”, đồng thời theo quy định tại Điều 3 luật này: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải

50

trong trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ”. Quyền kết hôn là quyền gắn với nhân thân của mỗi bên nam nữ, quyền này được ghi nhận và bảo vệ. Theo quy định tại Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959:

“Con trai và con gái đến tuổi, được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào được ép buộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc cản trở”. Sự tự nguyện của hai bên là điều kiện kết hôn luật định; nếu thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên nam nữ thì các bên không đủ điều kiện để kết hôn, trường hợp đã xác lập quan hệ hôn nhân ấy sẽ không được thừa nhận. Cùng với đó, các quy định về đời sống gia đình, quản lý tài sản, quyền và trách nhiệm đối với con cái, quyền ly hôn và các hậu quả pháp lý của việc ly hôn cũng được Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định một cách cụ thể trên cơ sở quyền bình đẳng về giới. Không có quy định nào của Luật này quy định đặc quyền, đặc lợi cho một giới nào trên cơ sở sự bất bình đẳng về giới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)